Giải pháp tăng cường liên kết

Một phần của tài liệu Luận văn xây dựng chiến lược phát triển xuất khẩu gốm mỹ nghệ việt nam sang thị trường hoa kỳ đến năm 2015​ (Trang 92 - 94)

- Phát triển mơ hình chuỗi liên kết:

Như đã phân tích ở chương 2, quy mơ sản xuất của các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ Việt Nam hiện nay cịn nhỏ lẻ, manh mún nên rất khĩ khăn trong việc đáp ứng các đơn hàng cĩ số lượng và giá trị lớn cũng như địi hỏi thời gian giao hàng nhanh. Ngồi ra, sự hợp tác yếu kém vốn dĩ tồn tại giữa các doanh nghiệp cũng là một trở ngại đáng kể đối với việc liên kết sản xuất chia sẻ các đơn hàng xuất khẩu lớn của Hoa Kỳ. Hơn nữa, quy mơ sản xuất nhỏ và sản xuất chủ yếu bằng phương pháp thủ cơng nên chất lượng

hàng hĩa rất khĩ đồng đều. Vì vậy, các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ vừa và nhỏ của

Việt Nam cần hình thành các chuỗi liên kết để cĩ thể hỗ trợ lẫn nhau phát triển nhằm cĩ được những đơn đặt hàng lớn của Hoa Kỳ.

Chuỗi liên kết là một liên minh kết hợp nhiều đơn vị sản xuất vừa và nhỏ xung quanh một cơng ty chuyên ngành xuất khẩu gốm mỹ nghệ, cơng ty hoạt động như một nhà điều phối chung cho tất cả mọi thành viên trong chuỗi liên kết như: Kế hoạch xây dựng, phát triển mẫu mới theo yêu cầu của thị trường; Kế hoạch phân chia hợp đồng xuất khẩu đã ký kết thành những đơn hàng nhỏ cho từng cơ sở theo những mẫu mã họ đã tạo ra và đĩng gĩp trong việc giành lấy hợp đồng xuất khẩu; Kế hoạch kiểm tra chất lượng, giám sát và điều độ sản xuất của cơng ty với từng đơn vị sản xuất để quản lý tiến độ giao hàng; Kế hoạch phân chia, điều tiết nguồn cung cấp nguyên vật liệu một cách kịp thời, linh hoạt để giúp cho sản xuất khơng bị ngưng trệ.

Với những kế hoạch phân chia trách nhiệm và phối hợp hành động như trên sẽ giúp cho cơng ty và các thành viên trong liên minh cĩ thể thực hiện thành cơng các hợp đồng xuất khẩu lớn của Hoa Kỳ. Ngồi ra, chuỗi liên kết cịn các lợi ích sau:

+ Các thành viên cĩ thể mua nguyên vật liệu với giá thấp hơn và cĩ thể mua dự trữ một số lượng lớn đất nguyên liệu nhờ tập hợp được những đơn hàng nhỏ thành những đơn hàng cĩ số lượng lớn để chuyển đến nhà cung cấp; Các thành viên trong chuỗi liên kết với thể chung nhau lắp đặt lị nung gốm cĩ năng suất cao và chất lượng cao để nung tất cả các loại sản phẩm của chuỗi nhờ đĩ nguồn bán phẩm dồi dào này lị nung được tận dũng hết cơng suất; Các thành viên cĩ thể chung nhau một khoản đầu tư mà nếu làm riêng lẻ là rất tốn kém và khơng hiệu quả như: chung nhau thuê chuyên gia cĩ chuyên mơn để tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng cao, ổn định..

- Liên kết dọc với khách hàng để trực tiếp bán hoặc phân phối ngay tại thị trường Hoa Kỳ:

Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh gốm mỹ nghệ với nhà nhập khẩu hiện nay thường là những hợp đồng mua đứt bán đoạn cho từng thương vụ nên mối liên hệ giữa hai bên khơng chặt chẽ, lợi ích của hai bên khơng gắn chặt với nhau một cách chắc chắn, ổn định… Điều này sẽ gây khĩ khăn cho các doanh nghiệp trong việc nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của thị trường để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Mặt khác, nhà nhập khẩu sẽ phải mất thêm nhiều chi phí và thời gian trong

việc liên tục thay đổi nhà cung cấp. Vì vậy, cần phải tăng cường mối quan hệ với các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ để mặt hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam trở nên thân thuộc và luơn cần thiết trong hệ thống phân phối, hệ thống bán lẻ sẵn cĩ của họ, đĩ cũng là một cách thức giúp xây dựng, củng cố vị trí của sản phẩm Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Để cĩ thể thực hiện những yêu cầu trên, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những đơn vị chuyên doanh xuất khẩu gốm mỹ nghệ cĩ khả năng về vốn, nhân lực, cơ sở vật chất… đã cĩ mối quan hệ kinh doanh với các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ cần cĩ kế hoạch liên kết, liên doanh với chính những nhà nhập khẩu của mình để cùng nhau thực hiện các dự án đầu tư xây dựng một trung tâm kinh doanh phân phối các sản phẩm gốm mỹ nghệ Việt Nam ngay tại trên thị trường Hoa Kỳ; hoặc cùng gĩp vốn. cùng chia xẻ chi phí để cùng với họ kinh doanh sản phẩm ngay trên hệ thống bán sỉ, bán lẻ của khách hàng.Với hình thức liên kết trên, quyền lợi và lợi ích của khách hàng và nhà cung cấp sẽ gắn chặt với nhau hơn nữa, nhà cung cấp và nhà nhập khẩu giờ đây trở nên là một thực thể để cùng nhau thiết lập và thực hiện những kế hoạch phát triển sản phẩm mới phù hợp với thị trường, những kế hoạch sản xuất, đĩng gĩi, xuất khẩu và phân phối theo từng yêu cầu của phân khúc thị trường Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Luận văn xây dựng chiến lược phát triển xuất khẩu gốm mỹ nghệ việt nam sang thị trường hoa kỳ đến năm 2015​ (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)