C- TÍCH DUYÊN
1- Tâm thanh tịnh rất quan trọng, động một ý niệm (thiện niệm, ác niệm) đều là không thanh tịnh Thế nhưng, thiện niệm, ác niệm muốn không động, nó llai5 càng
không thanh tịnh. Thế nhưng, thiện niệm, ác niệm muốn không động, nó llai5 càng muốn động! Phật dạy phương pháp cho chúng ta – tưởng niệm A Di Đà Phật. Cái ý niệm này tam thiện đạo không có, tam ác đạo cũng không và tương ưng với Tây Phương Cực Lạc thế giới. Dùng một niệm để ngăn tất cả vọng niệm, pháp môn niệm Phật phương tiện là nơi đây, lợi ích công đức bất khả tư nghì cũng ở nơi đây. Đích đích thật thật có thể phá vọng tưởng, phá chấp trước. Phá vọng tưởng là phá “Sở tri chướng”, phá chấp trước là phá “Phiền não chướng”. Công đức của câu danh hiệu này quả thật là rất lớn.
Chúng ta muốn đạt được cảnh giới giống như chư Phật, Bồ Tát thì nội tâm phải thanh tịnh. Thanh tịnh đến cực điểm thì phải nắm chắc câu Phật hiệu này mới được. Câu Phật hiệu này là “Câu thanh tịnh”, “Câu thanh tịnh” này được Thiên Thân Bồ Tát nói trong “Vãng sanh luận”. Niệm niệm đều là câu “A Di Đà Phật”, tâm thanh tịnh. Tất cả vọng tưởng, tà tri tà kiến đều không thể lọt vào.
Tịnh độ là do tâm thanh tịnh biến hiện ra. Người nào tâm thanh tịnh? Là tâm thanh tịnh của chính mình, là chân tánh của chính mình biến hiện ra. Chúng ta từ kinh này mà tỉ mỉ quan sát, lãnh hội… A Di Đà Phật tại nhân địa tu tâm thanh tịnh, trên quả địa thành tựu thanh tịnh quốc thổ, lại tiếp dẫn tâm thanh tịnh của mười phương chúng sanh. Nguyên tắc này, Ngài quyết định không biến đổi. Cho nên chúng ta hiểu rõ, chúng sanh của Cực Lạc thế giới, bất luận y báo hay chánh báo đều phải thanh tịnh, không có ô nhiễm. Điều kiện gì để người tu Tịnh độ có thể đượcvãng sanh? Trong kinh này nói rất rõ, bất luận là người hiền ngu, bất luận là gia trẻ, bất luận là phàm thánh, chỉ cần tâm của quý vị thanh tịnh thì đều được vãng sanh.
Toàn bộ Phật pháp, vô lượng kinh luận, vô lượng pháp môn đều tu tâm thanh tịnh. Tâm địa tơ hào không bị nhiễm ô thì thành Phật.