Lớn như quốc gia, nhỏ như đoàn thể Nếu lãnh đạo đoàn thể của chúng ta là La Sát, A Tu La, thì thị hiện lòng sân hận rất nặng Đó là La Sát Do đó, ngày nay kh

Một phần của tài liệu NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT. Pháp Sư Tịnh Không (Trang 51 - 52)

C- TÍCH DUYÊN

18- Lớn như quốc gia, nhỏ như đoàn thể Nếu lãnh đạo đoàn thể của chúng ta là La Sát, A Tu La, thì thị hiện lòng sân hận rất nặng Đó là La Sát Do đó, ngày nay kh

La Sát, A Tu La, thì thị hiện lòng sân hận rất nặng. Đó là La Sát. Do đó, ngày nay khi chúng ta đối nhân, xử thế, tiếp vật, đâu đâu đều phải chú ý, quyết không thể đắc tội với hạng người này. Đắc tội với Phật, Bồ Tát thì không sao, vì tâm của Phật thanh tịnh, bình đẳng, không có báo phục (trả đũa). Không thể đắc tội với Ma Vương, La Sát, A Tu La, vì họ sẽ trả đũa thật nặng với ta, chúng ta sẽ không chịu thấu.

---o0o---

F- NIỆM PHẬT

1- Chư Phật Như Lai, tổ sư đại đức dạy chúng ta một câu “A Di Đà Phật”, tất cảkinh luận, pháp môn đều không thể tiêu hết nghiệp chướng, nhưng niệm Phật có thể kinh luận, pháp môn đều không thể tiêu hết nghiệp chướng, nhưng niệm Phật có thể tiêu trừ. Thật sự tin tưởng, ý chí tinh thần của chúng ta tập trung vào một câu Phật hiệu, câu Phật hiệu này niệm liên tục, thì không có phiền não, cũng không có tri kiến. Một câu Phật hiệu thật sự đem mọi vọng tưởng, chấp chước phá bỏ đi. Đây là pháp môn tiêu nghiệp chướng bất khả tư nghì.

Nghiệp là gì? Nghiệp là tạo tác, khởi tâm động niệm tức là tạo nghiệp. Khởi tâm động niệm là ý nghiệp, lời nói từ miệng là khẩu nghiệp, động tác (cử động) của thân

thể là thân nghiệp. Thân, khẩu, ý tam nghiệp đều đang tạo ác, tạo ác thì làm chướng ngại lòng thanh tịnh. Nếu lấy đề mục kinh này mà nói, tức đã làm chướng ngại “Vô Lượng Thọ”, làm chướng ngại “Trang nghiêm”, làm chướng ngại “Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác”. Suốt ngày từ sáng đến tối suy nghĩ lung tung, miệng đầy những lời không đâu vào đâu thì nghiệp chướng làm sao có thể tiêu trừ?

Trong hai đến sáu thời (nhị lục thời trung), cả ngày từ sáng đến tối khởi động tâm niệm, trong lòng tưởng nhớ A Di Đà Phật, miệng niệm A Di Đà Phật, thân lễ bái A Di Đà Phật. Đây gọi là tu hành tam nghiệp, như vậy mới có thể tiêu nghiệp chướng.

Pháp môn niệm Phật đệ nhất thù thắng, tức là tronng tâm chỉ nhớ A Di Đà Phật, miệng niệm A Di Đà Phật, thân lễ bái A Di Đà Phật, tam nghiệp đều ở A Di Đà Phật. Nghiệp chướng tự nhiên không hiện tiền, tội chướng cũng được tiêu trừ.

Thiện trong các thiện, thiện nhất không sao qua được một câu sáu chữ hồng danh này… Tâm chúng ta dừng ở đây, khẩu cũng dừng ở đây, thân cũng dừng ở đây. Thân ngữ, ý tam nghiệp đều có thể dừng lại ở sáu chữ hồng danh “ Nam mô A Di Đà Phật” là chí thiện thật sự, quả báo gặt hái được cũng là chí thiện (thiện nhất).

Nghiệp chướng làm sao tiêu trừ? Vọng niệm ít di, Phật hiệu nhiều rồi, không niệm thì Phật hiệu cũng hiện tiền, đó là nghiệp chướng đã tiêu trừ. Trong tâm thường có Phật hiệu, đó là thiện căn, phước đức hiện tiền. Do đó, phải hiểu được nghiệp chướng là gì, cách tiêu trừ ra sao. Từ có niệm khéo léo đi vào vô niệm, đây thật là phương pháp vi diệu.

Một phần của tài liệu NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT. Pháp Sư Tịnh Không (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w