C- TÍCH DUYÊN
2- Huệ Năng Đại sư dạy người ta ngồi thiền, không phải ngồi bồ đoàn, diện bích ngồi thiền (quay mặt vào tường) Trong “[Pháp Bảo] Đàn Kinh”, Lục Tổ Đại sư nó
ngồi thiền (quay mặt vào tường). Trong “[Pháp Bảo] Đàn Kinh”, Lục Tổ Đại sư nói rất hay: “Ngoại bất trước tướng viết thiền, nội bất động tâm viết định” (Ngoài không chấp tướng, trong không động tâm), tức là thiền định, không phải ngồi xếp bằng hướng vào vách… Bên trong phải tiêu trừ phiền não của tham, sân, si, mạn; bên ngoài không bị sự quyến rũ của danh văn, lợi dưỡng, ngũ dục lục trần thì là thiền định. Định nói ở đây là tánh định, là ý định, cũng là “Thủ Lăng Nghiêm đại định” đã nói trong “Kinh Lăng Nghiêm”. Hay nói cách khác, đó là tâm thanh tịnh.
Phần cuối của “Kinh Kim Cang”, Thích Ca Mâu Ni Phật căn dặn Tôn giả Tu Bồ Đề, Bồ Tát trụ thế nhất định phải tự hành hóa tha. Phải dùng thái độ gì để tự hành hóa tha? Đức Thế Tôn dạy Ngài “Bất thủ ư tướng, như như bất động”, tám chữ này tức là thiền định. “Bất thủ ư tướng”, tức là ngoài không chấp vào tướng. “Như như bất động” tức là bên trong không động lòng. Nói cho đơn giản, dễ hiểu một chút thì người tu hành tuyệt đối không thể bị ngoại cảnh cám dỗ, mê hoặc, đó là “Không chấp tướng”. Không phải là rời bỏ cảnh giới bên ngoài, rời khỏi rồi, còn gì mà độ chúng sanh? Tuy tiếp xúc nhưng quyết không chấp tướng, quyết không bị ảnh hưởng, đó là “Thiền”. Bên trong không động tâm, không động tâm nào? Không động bởi tham, sân, si, mạn; không động thị phi nhân ngã, quyết không có phân biệt, chấp trước, đó là “Định”.
Thích Ca Mâu Ni Phật dạy Tôn giả Tu Bồ Đề: “Bất thủ ư tướng, như như bất động”. Thiền tông do Lục Tổ truyền lại, “Thiền định” là từ hai câu này mà ra. “Không chấp trước tướng là thiền, không động tâm là định”. Thiền định thật sự là khi lục căn tiếp xúc với cảnh giới lục trần mà không khởi tâm, không chấp tướng, chứ không phải là ngồi xếp bằng hàng ngày. Nếu thân tuy ngồi xếp bằng, tâm thì vọng tưởng, đó là thiền định gì? Chấp trước tướng thì không có thiền, ý niệm động thì không có định.
Phật và Đại Bồ Tát luôn ở trong định, đại định thì không có xuất [định] nhập [định]. “Thủ Lăng Nghiêm đại định”, “Na Dà thường tại định, vô hữu bất định thời” (Na Dà chỉ Phật, Bồ Tát) nói trong “Kinh Lăng Nghiêm”. Đi, đứng, nằm, ngồi đều ở trong định, chư Phật và Bồ Tát đều thường là như vậy.