C- TÍCH DUYÊN
8- Thanh tịnh tâm là chân tâm, thanh tịnh tâm là chân như bổn tánh, Thiền tông gọi là “Minh tâm kiến tánh”, Tịnh độ tông gọi là “Nhất tâm bất loạn”, đều cùng ý
gọi là “Minh tâm kiến tánh”, Tịnh độ tông gọi là “Nhất tâm bất loạn”, đều cùng ý này. Tông môn từ vô trụ, vô tướng, vô niệm mà hạ thủ công phu. Giáo hạ từ vô tri, vô đắc mà hạ thủ công phu. Tông phái rất nhiều nhưng đều là tu tâm thanh tịnh. “Hữu tướng, hữu đắc” (có tướng, có được) thì tâm không thanh tịnh. “Hữu niệm” (có niệm) tâm cũng không thanh tịnh. Cần phải bỏ hết những thứ này, như Lục Tổ nói “Bổn lai vô nhất vật” (vốn chẳng có một vật) thì tâm sẽ được thanh tịnh. Tâm thanh tịnh là chân tánh, tâm thanh tịnh là Phật tánh. Đó là tự tánh, tự tánh khởi dụng mới được thành tựu, mới được khai ngộ, mới được chứng quả. Quý vị bảo nó quan trọng biết bao!
Người thật sự tu hành là tự mình tu, không nhìn người khác; nhìn người khác thì trong lòng sẽ sanh phiền não, sẽ có ý kiến; có ý kiến thì tâm sẽ không bình lặng, không thanh tịnh. Khi nào thấy sáu căn của chúng ta tiếp xúc với cảnh giới sáu trần, thấy như không thấy, nghe như không nghe, thì tâm thanh tịnh rồi. Đối với tất cả các pháp rõ rõ ràng ràng, minh minh bạch bạch, tuy hiểu rõ nhưng trong lòng không chấp trước. Nói một cách dễ hiểu, tuyệt đối không đem những sự việc này để trong lòng, trong lòng không có một thứ gì. Lục Tổ nói “Bổn lai vô nhất vật”, tâm là không; khi ấy thì được tâm thanh tịnh, mới nắm chắc được vãng sanh.
Phật pháp là thường thường quan sát, tự mình phản tỉnh. Như vậy mới được tâm thanh tịnh, mới thật sự được thiền định. Chỉ hỏi mình có kính người khác không? Còn người khác có kính mình hay không thì không để trong lòng. Như vậy tâm được định, tâm cũng được thanh tịnh.
Trong lòng không chấp trước thì không có phiền não, không có ưu tư, không có nghĩ ngợi. Trong lòng không có gì cả, nó sẽ như thế nào? Trong lòng tràn đầy ánh sáng trí tuệ, cùng với chư Phật, Bồ Tát không xa. Như vậy mới tương ưng.