VI. CÁC HẠN CHẾ, YẾU KÉM, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NHIỆM
2. Các nguyên nhân chủ yếu 1 Nguyên nhân khách quan
- Do tác động của tình hình suy giảm kinh tế thế giới, kinh tế trong nước; tác động xấu của thời tiết, dịch bệnh dẫn đến sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
- Xuất phát điểm còn thấp, qui mô nền kinh tế và tích luỹ đầu tư từ nội bộ nền kinh tế còn nhỏ; nguồn lực cho đầu tư phát triển còn hạn chế. Trong khi đó, việc mời gọi đầu tư, huy động nguồn lực cho phát triển của tỉnh gặp nhiều trở ngại; một số công trình trọng điểm đột phá phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được xác định trong các Kết luận của Trung ương nhưng chưa được đầu tư. Bên cạnh đó, do khó khăn về nguồn vốn nên một số dự án đã triển khai phải đình hoãn hoặc cắt, giảm, giãn tiến độ.
- Liên kết với các tỉnh trong vùng và khu vực trong phát triển kinh tế - xã hội để khai thác, phát huy tiềm năng thế mạnh của cả vùng và từng tỉnh, thành phố còn bị giới hạn, nặng tính hình thức, chủ yếu “liên kết chính quyền”, chưa phát huy đúng mức các liên kết thị trường, liên kết doanh nghiệp.
2.2. Nguyên nhân chủ quan
- Việc tổ chức thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa được chặt chẽ, tình trạng thực hiện sai quy hoạch vẫn chưa được xem xét xử lý nghiêm túc; tình trạng sản xuất tự phát, manh mún chưa được khắc phục.
- Các chương trình, kế hoạch hành động, các giải pháp và chính sách được ban hành khá đồng bộ, nhưng lại chậm triển khai ở đơn vị, cấp thực hiện; có đơn vị tổ chức thực hiện chưa nghiêm, thiếu khâu kiểm tra kiểm soát, tổng kết đánh giá tình hình.
- Năng lực cụ thể hóa các Nghị quyết, chương trình của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh thành mục tiêu nhiệm vụ để tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp còn nhiều hạn chế.
- Tổ chức bộ máy vẫn còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu; trình độ, năng lực, tính năng động, sáng tạo và sự nhiệt huyết, xả thân vì lợi ích chung của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác tổ chức cán bộ chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.
- Người dân còn nặng tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa tích cực trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh, xóa đói giảm nghèo.