VI. CÁC HẠN CHẾ, YẾU KÉM, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NHIỆM
2. Thuận lợi, khó khăn
2.1. Thuận lợi
- Tỉnh có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên vùng biển, hệ sinh thái mặn lợ, hệ sinh thái ngọt, sẽ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đa dạng và thân thiện với môi trường.
- Bạc Liêu nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu mát mẻ quanh năm, ít bị ảnh hưởng bởi lũ, bão. Có bờ biển dài 56 km cùng với vùng lãnh hải rộng trên 40 nghìn km2, có diện tích đất nông nghiệp lớn; tài nguyên thềm lục địa, tài nguyên biển chưa được khai thác… là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển và ven biển như công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và các ngành kinh tế biển khác.
- Sau 17 năm tái lập tỉnh, tuy phát triển chưa được như mong muốn, song đã đạt được những thành tựu bước đầu; hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là thành phố Bạc Liêu và các đô thị trung tâm huyện được quan tâm đầu tư theo hướng hiện đại; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; thị trường ngày càng phát triển đa dạng. Đó là nền tảng và cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới.
- Có điều kiện thuận lợi về hạ tầng giao thông (04 đường quốc lộ và 01 tuyến đường cao tốc dự kiến qua tỉnh Bạc Liêu) kết nối khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng khác, từ đó làn sóng đầu tư nước ngoài vào nước ta và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng lớn và xu thế chuyển dần các ngành, sản phẩm công nghiệp sử dụng nhiều lao động của vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam về khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bạc Liêu có cơ hội thu hút đầu tư phát
triển các ngành công nghiệp có nhiều lợi thế như công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản; công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép; công nghiệp cơ khí như: đóng, sửa chữa tàu biển qui mô vừa, cơ khí nông nghiệp, cơ khí tiêu dùng; công nghiệp hoá chất; cơ hội phát triển các ngành dịch vụ vận tải - kho bãi, du lịch, viễn thông - công nghệ thông tin và tài chính - ngân hàng.
2. Khó khăn
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng, lấn sâu vào nội địa tác động tới môi trường và tài nguyên đất, dẫn đến diện tích ngập úng gia tăng làm ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái cũng như nuôi trồng một số loại thủy sản. Đồng thời, ành hường đến hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, công nghiệp và công trình nhà ở, từ đó tác động tiêu cực đến đảm bảo các dịch vụ xã hội, công nghiệp, hệ thống thủy lợi đặt biệt là các cống đập đã được đầu tư trong những năm qua. Hệ quả là làm giảm hiệu quả hoặc thậm chí mất tác dụng, làm ngưng trệ hoặc tăng chi phí sản xuất.
- Bạc Liêu vẫn là tỉnh nghèo, qui mô nền kinh tế và tích luỹ đầu tư từ nội bộ nền kinh tế tỉnh còn nhỏ; thu ngân sách chưa đủ chi so với yêu cầu huy động đầu tư cho phát triển.
- Hội nhập về phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội trong điều kiện năng lực cạnh tranh chung của nền kinh tế tỉnh và của nhiều ngành sản phẩm còn thấp. Mặc khác hội nhập kinh tế, trong khi nền sản xuất còn nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu, lực lượng lao động lành nghề còn thiếu, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và bảo đảm an sinh xã hội.
- Những biến đổi của thế giới sẽ tác động và ảnh hưởng lớn đến Việt Nam nói chung và Bạc Liêu nói riêng. Sự cạnh tranh về thu hút đầu tư, nhân tài, nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài giữa Bạc Liêu và các tỉnh khác.
- Kết cấu hạ tầng chưa bảo đảm đủ điều kiện để tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong tương lai, hệ thống kết cấu hạ tầng này còn phải đối mặt với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Nguồn nhân lực tuy dồi dào nhưng lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao còn chiếm tỷ lệ thấp. Lao động nông nghiệp là chủ yếu, tỷ lệ lao động qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn thấp, chưa đủ đáp ứng yêu cầu của sản xuất công nghiệp qui mô lớn và hiện đại. Hiện nguồn nhân lực cho phát triển nhanh các ngành nghề mới trong điều kiện hội nhập đòi hỏi cao về trình độ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ còn thiếu.
- Thách thức giữa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Thời kỳ tới, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá ngày càng mạnh sẽ có những tác động không mong muốn đến môi trường như có thể gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng môi trường sống, làm mất cân bằng hệ sinh thái là thách thức đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững.