IV. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
5. Phát triển các loại hình doanh nghiệp
- Giai đoạn 2016-2020 số doanh nghiệp dân doanh đăng ký mới bình quân 250 DN/năm, tăng bình quăn 5%/năm; đến năm 2020 có khoảng 2.732 doanh nghiệp dân doanh hoạt động; vốn đăng ký bình quân mỗi DN khoảng 5 tỷ đồng.
- Số hợp tác xã thành lập mới bình quân 20 HTX/năm. Tỷ lệ HTX hoạt động có hiệu quả từ 80% trở lên.
- Tăng cường việc rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thủ tục, giấy tờ không còn phù hợp, còn gây phiền hà cho doanh nghiệp; niêm yết công khai, đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân trong thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến việc gia nhập thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo đúng quy định của pháp luật, rút ngắn thời gian và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với doanh nhân, doanh nghiệp để tiếp cận, tìm hiểu, giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ thông tin giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm nghiệp thuộc thế mạnh của tỉnh và có giá trị cao; phát triển sản xuất và đưa các mặt hàng về tiêu thụ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch; tăng cường hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh… để các doanh nghiệp đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
- Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể; có biện pháp tháo gỡ khó khăn, khuyến khích, tạo điều kiện để giúp các hợp tác xã khắc phục những hạn chế yếu kém, củng cố tổ chức, nâng cao năng lực quản lý điều hành và hiệu quả hoạt động, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. Nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác – hợp tác xã làm ăn có hiệu quả trong từng lĩnh vực; đồng thời xây dựng mới các hợp tác xã, tổ hợp tác phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa
phương và yêu cầu hợp tác của từng ngành kinh tế, nhu cầu và tự nguyện của các thành viên; mở rộng ngành nghề, phạm vi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các hợp tác xã, đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển của xã viên, thu hút thêm nhiều xã viên, tăng vốn góp, vốn tích lũy.