Phát triển ngành Công nghiệp – Xây dựng

Một phần của tài liệu E_XA_HOI_2011_-_2015,_ke_hoach_2016_-_20202112015_13459 (Trang 42 - 43)

IV. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

2. Phát triển ngành Công nghiệp – Xây dựng

Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng trong GRDP đạt khoảng 16 – 17%, đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước để phát triển công nghiệp; đồng thời, củng cố, phát triển các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ của địa phương nhằm tạo tiền đề hình thành các cơ sở công nghiệp có quy mô sản xuất lớn.

- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như: Công nghiệp chế biến nông, thủy sản, công nghiệp năng lượng, công nghiệp muối và sản phẩm từ muối, may mặc, cơ khí chế tạo nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp vi sinh, hóa chất phục vụ nuôi trồng thủy sản; củng cố và nâng cao các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, hình thành các cụm tiểu thủ công nghiệp tại trung tâm xã, sản xuất các nguyên liệu cung cấp cho khu công nghiệp tập trung.

- Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phù hợp với quy hoạch, đảm bảo đầy đủ các dịch vụ, điều kiện sinh hoạt cho người lao động; phấn đấu đến năm 2020 thu hút đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp hiện có theo quy hoạch.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ theo hướng hiện đại, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu chất thải, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động giảm giá thành sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh và góp phần bảo vệ môi trường; hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô và sơ chế, tăng cường chế biến, xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chế biến xuất khẩu các mặt hàng mới, các mặt hàng mà tỉnh ta có tiềm năng về nguyên liệu, nhằm đa dạng hóa mặt hàng và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

- Mời gọi đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến gạo xuất khẩu chất lượng cao, có quy mô lớn tại các huyện: Vĩnh Lợi, Phước Long, Giá Rai; theo mô hình khép kín; từ đầu tư cho sản xuất, đến thu mua, chế biến, bảo quản, xuất khẩu. Nhất là mô hình cánh đồng lớn, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu.

- Khuyến khích đầu tư phát triển các cơ sở chế biến thịt gia súc, gia cầm; thuộc da và chế biến các sản phẩm từ cá sấu; Chế biến các sản phẩm tận thu từ phế phụ phẩm thủy sản, như đầu vỏ tôm, bột cá,....để chế biến các sản phẩm: thức ăn tôm, chitin, glucosamin,....; Chế biến nông sản thực phẩm, rau củ, quả,... nhằm phát triển các nghề trồng trọt, chăn nuôi trong nhân dân; chú trọng phát triển các cơ sở công nghiệp sơ chế nông sản phẩm ở nông thôn.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất muối tinh, muối iod, các loại muối thực phẩm chất lượng cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Khuyến khích phát triển các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, với những sản phẩm mang đặc trưng của quê hương Bạc Liêu, để làm quà lưu niệm cho khách du lịch. Từng bước tổ chức đưa các làng nghề vào hệ thống các khu, điểm du lịch của tỉnh, gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch.

- Đầu tư hoàn chỉnh lưới điện trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 99,9% số hộ dân có điện lưới quốc gia sử dụng. Số hộ dân còn lại chủ yếu thuộc khu vực nông thôn xa, ít hộ dân sinh sống, không nằm trong quy hoạch cụm tuyến dân cư, không đảm bảo điều kiện để đầu tư điện lưới, thì ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ đầu tư điện năng lượng mặt trời để phục vụ sinh hoạt cho người dân.

- Triển khai đầu tư đồng bộ hệ thống điện đến các khu - cụm công nghiệp đã hình thành và những khu đô thị, khu dân cư tập trung. Hoàn thành cơ bản hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, điện khí hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới; quan tâm đầu tư điện 3 pha phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp và nuôi tôm công nghiệp – bán công nghiệp,...

Một phần của tài liệu E_XA_HOI_2011_-_2015,_ke_hoach_2016_-_20202112015_13459 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w