Một số nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại nhà máy sản xuất nước khoáng alba (Trang 29 - 31)

Phạm Đức Tiến (2016) “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế”, Luận án tiến sĩ Chính trị học, Đại học quốc gia Hà Nội. Luận án đã xây dựng được khung lý thuyết bao gồm các khái niệm, đặc điểm các yếu tố tác động và vai trò của phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập quốc tế, đồng thời xác định những vấn đề tồn tại đang gặp phải từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trong quá trình hội nhập quốc tế. Như vậy, luận án này tập trung nghiên cứu nguồn nhân lực chất lượng cao và có thêm vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập quốc tế. Đây là các điểm khác biệt so với đề tài mà tác giả đang nghiên cứu.

Nguyễn Thị Hồng Cẩm (2013) “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực. Xây dựng mô hình lý thuyết về các tiêu chí sử dụng làm thước đo đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đó là trí lực, thể lực và tâm lực. Xây dựng mô hình yếu tố bên trong bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Từ đó phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

để đưa ra các nhóm giải pháp thiết thực giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện tại. Nhóm giải pháp nâng cao trí lực nguồn nhân lực bao gồm: Xây dựng hệ thống đánh giá và quản lý kiến thức, kỹ năng, trình độ đào tạo nghề chế biến gỗ; Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo nghề cho lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam; Bổ sung giáo trình Công nghệ chế biến gỗ bằng tiếng Việt và trang thiết bị phục vụ đào tạo đồng bộ giữa các bộ môn; Phối hợp giữa doanh nghiệp và nhà trường để người học có điều kiện thực hành thực tế; Đào tạo công nhân kỹ thuật về: Khoa học gỗ, Công nghệ ván nhân tạo, Công nghệ sấy và bảo quản lâm sản, Công nghệ trang sức và hoàn thiện sản phẩm, Máy và thiết bị chế biến lâm sản. Nhóm giải pháp nâng cao thể lực và tâm lực gồm có: Tăng cường tiếp xúc và đàm phán thương mại mở rộng tạo cơ hội cho nguồn nhân lực học tập, hiểu biết về môi trường kinh doanh quốc tế; Sử dụng cán bộ Công đoàn chuyên trách trong việc cải thiện các chế độ thù lao; Giảm dần tỷ lệ lao động nữ; Luân chuyển công nhân kỹ thuật giữa khâu ra phôi và tinh chế; Không sử dụng lao động phổ thông trừ lao động phụ máy, tạp vụ, vệ sinh. Việc xây dựng mô hình lý thuyết về các tiêu chí trí lực, thể lực, tâm lực sử dụng làm thước đo đánh giá chất lượng nguồn nhân lực rồi đề ra các nhóm biện pháp là sự khác biệt so với đề tài tác giả đang nghiên cứu.

Nguyễn Văn Nguyên (2018) “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Công trình 793 – Thành phố Đồng Hà – Tỉnh Quảng Trị”, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Huế. Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực. Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Công trình 793, qua đó chỉ ra những mặt tích cực cũng như những hạn chế còn gặp phải và nguyên nhân của chúng. Từ đó đề xuất định hướng và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Công trình 793 trong thời gian tới. Đó là những điểm giống với tác giả đang nghiên cứu, tuy nhiên ở luận văn của Thạc sỹ Nguyễn Văn Nguyên còn có điểm khác biệt đó là đánh giá về công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua ý kiến của các đối tượng điều tra bao gồm đánh giá của đội ngũ quản lý và đánh giá của người lao động trực tiếp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT NƯỚC KHOÁNG ALBA

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại nhà máy sản xuất nước khoáng alba (Trang 29 - 31)