Đánh giá Công tác Soạn thảo và ban hành văn bản quản lý của

Một phần của tài liệu Khóa luận công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý của viện khoa học lâm nghiệp việt nam (Trang 45 - 52)

6. Bố cục của đề tài

2.2.8. Đánh giá Công tác Soạn thảo và ban hành văn bản quản lý của

2.2.8.1.Ưu đểm

- Các văn bản ban hành đã thể hiện đúng thẩm quyền của của người ký theo quy định của pháp luật.

- Thể thức văn bản đảm bảo đúng

Về thể loại văn bản: Quyết định gồm có quyết định bổ nhiệm, quyết định ban hành quy chế, quyết định thành lập cơ cấu tổ chức, thành lập hội đồng, thành lập các ban; Công văn các loại như công văn thừa lệnh chủ tịch Viện gửi các đơn vị trực thuộc, công văn chỉ đạo công việc trong nội bộ văn phòng; Các văn bản ban hành nội bộ như: Các quy chế, quy trình triển khai công việc theo chức năng nhiệm vụ của Văn phòng.

Thực hiện đầy đủ các quy định về thể thức văn bản giúp văn bản được thống nhất và chuẩn hóa, nâng cao tính thuyết phục và khả năng thực thi của

ứng dụng rộng rãi và phổ biến, yêu cầu chuẩn hóa hệ thống văn bản càng đặt ra một cách bức thiết, không chỉ chuẩn hóa trong phạm vi một cơ quan mà còn phải chuẩn hóa liên ngành, chuẩn hóa quốc gia. Mọi khâu liên quan đến thể thức văn bản từ công tác soạn thảo, kiểm duyệt, đến phát hành đều phải được hết sức quan tâm chú ý.

Nhìn chung, thể thức văn bản của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. ngày càng đi vào khuôn mẫu và thống nhất, đảm bảo tính chân thực và hiệu lực pháp lý của văn bản. Các thành phần thể thức luôn thể hiện theo quy định của từng loại hình văn bản đúng như mẫu ban hành, thể thức văn bản của Viện đi vào thống nhất và chi tiết đến từng vấn đề như lề trái, lề phải, cỡ chữ, phông chữ. Mỗi loại văn bản được thể hiện phù hợp với thể thức quy định. Các yếu tốkhác như nơi nhận cũng thể hiện đúng quy cách, chức vụ và thẩm quyền ký văn bản được thể hiện phù hợp với từng chức danh như ký thừa lệnh, ký thay, ký thừa ủy quyền…

- Các thông tin đưa vảo sử dụng trong nội dung văn bản soạn thảo đã được xử lý và có độ chính xác, tin cậy

- Các thuật ngữ, các ngôn từ của từng loại văn bản đã được cân nhắc, lựa chọn phù hợp, ít có văn bản dùng câu khó hiểu, sáo rỗng.

- Nội dung các loại văn bản là đảm bảo, đạt mục đích, yêu cầu công vụ - Năng lực chủ trì, phối hợp hoạt động giữa các đơn vị thuộc Văn phòng và giữa Văn phòng với các đơn vị giúp việc Chủ tịch Viện ngày càng được nâng cao góp phần vào chất lượng của các văn bản được ban hành và đảm bảo tính thống nhất trong Viện.

- Việc đánh máy, in sao, phát hành văn bản: Phòng Tổ chức- Hành chính trực thuộc Văn phòng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụđược giao là đánh máy, in sao tài liệu của Văn phòng, lãnh đạo Viện, các tổ chức chuyên trách.

chế, quy định tăng nhiều so với trước. Điều này làm cho việc hướng dẫn thực hiện công việc được cụ thể, rõ ràng, tránh được sự mâu thuẫn, chồng chéo nhiệm vụ, quyền hạn cung như làm căn cứ giải quyết các xung đột, khiếu tố trong cơ quan.

- Trong quá trình soạn thảo văn bản, các cán bộ chịu trách nhiệm soạn thảo luôn có ý thức sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các văn phòng phẩm, sử dụng đi đôi với gìn giữ, bảo quản các trang thiết bị phục vụ cho công tác soạn thảo.

- Viện luôn chú trọng trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công việc. Phòng làm việc được bố trí khoa học, ngăn nắp.

Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước là một nội dung rất quan trọng trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những năm qua Viện đã chú trọng đến công tác áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Viện như:

+ Tại Văn phòng Viện, hệ thống thông tin quản lý văn bản gồm: quản lý toàn bộ các văn bản đi và đến của cơ quan. Đây là một trong những hệ thống quan trọng nhất phục vụ trực tiếp cho công tác chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Viện đến các đơn vị trực thuộc trong toàn Viện do Văn phòng quản lý.

+ Hệ thống mạng LAN, Internet, trang Web của Viện: hệ thống này giúp cho cán bộ công chức trong Viện trao đổi thông tin trong nội bộcơ quan cũng như ra bên ngoài. Hệ thống thư điện tử được sử dụng như một phương tiện để chuyển các báo cáo, mệnh lệnh của Lãnh đạo Viện đến các đơn vị, để trao đổi thông tin và các công việc của các cán bộ công chức trong cơ quan. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này, tháng 10 năm 2010 Viện thành lập Trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin, hiện nay Trung tâm đang đi vào hoạt động và từng bước đáp ứng nhiệm vụ tin học hoá trên các mặt hoạt động

2.2.8.2.Hạn chế

- Về xây dựng văn bản pháp luật

Công tác xây dựng, ban hành VBQPPL: Một số ban, ngành chưa chủ động đề xuất hoặc điều chỉnh chương trình xây dựng VBQPPL của viện, còn đưa vào chương trình những văn bản chưa thực sự cần thiết. Trong việc thực hiện quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL còn có đơn vị chưa tổ chức được việc khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội, tổ chức lấy ý kiến nhưng đối tượng lấy ý kiến hẹp, chất lượng lấy ý kiến không cao. Việc thực hiện thẩm định ở các cấp , phòng ban, ý kiến đóng góp của công chức còn hạn chế. Chất lượng ban hành VBQPPL của cấp xã chưa cao, chưa đảm bảo yêu cầu về thể thức, nội dung, kỹ thuật trình bày văn bản.

Trong công tác rà soát, kiểm tra và xử lý VBQPPL:

Một số sở, ban, ngành chưa chủ động tham mưu cho UBND tỉnh tự kiểm tra các VBQPPL do UBND tỉnh ban hành và rà soát các VBQPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành liên quan đến lĩnh vực quản lý mà chỉ thực hiện khi Sở Tư pháp đề nghị phối hợp nên chất lượng rà soát chưa cao. Cấp huyện chưa chủ động thường xuyên rà soát các VBQPPL do HĐND, UBND cấp huyện ban hành. Công tác kiểm tra theo thẩm quyền của cấp huyện đối với VBQPPL của cấp xã còn chưa có chiều sâu (chủ yếu kiểm tra về thể thức và kỹ thuật trình bày).

Công tác giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện văn bản pháp luật còn một số hạn chế nhất định như việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện các kết luận sau giám sát, kiểm tra chưa thực hiện quyết liệt.

- Về tổ chức thi hành văn bản pháp luật

Một số cấp ủy, chính quyền địa phương, phòng ban thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. chưa chủ động, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thi hành văn bản pháp luật.

Công tác chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. chưa đơn vị chưa được thường xuyên; việc triển khai phổ biến các văn bản pháp luật mới tới cán bộ, nhân dân tại một sốnơi chưa được kịp thời, một số sở, ban, ngành chưa thực hiện được vai trò của mình trong tổ chức phổ biến VBQPPL thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của mình tới cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Công tác triển khai “Ngày pháp luật” còn mang tính hình thức, chất lượng chưa cao.

Công tác phổ biến, tuyên truyền các văn bản quản lý nhà nước liên quan đến pháp luật tại các xã vùng sâu, vùng cao, vùng biên giới thực hiện chưa có hiệu quả, chưa tập trung vào đúng đối tượng cần phổ biến, chưa đi sâu vào các nội dung, lĩnh vực có nhiều sự quan tâm của xã hội, của các tầng lớp nhân dân để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật còn nặng về tổ chức hội nghị.

Mặc dù hiểu biết pháp luật của nhân dân đã được nâng lên, nhưng một bộ phận nhân dân vẫn chưa có ý thức tuân thủ pháp luật, thậm chí còn cố tình vi phạm pháp luật (ví dụ: Các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả…). Hầu hết, nhân dân vẫn chưa có thói quen chủ động tìm hiểu văn bản quản lý liên quan đến pháp luật mà chỉ khi có vướng mắc liên quan tới pháp luật mới tìm hiểu.

- Về năng lực cán bộ, công chức

Năng lực của một số cán bộ, công chức ở Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. chưa nhìn chung còn hạn chế, một số cán bộ làm công tác pháp chế ở các sở, ngành vẫn chưa phát huy được vai trò, hiệu quả. Công chức làm công tác tham mưu soạn thảo văn bản ở các cấp vừa thiếu, vừa yếu, trong khi khối lượng công việc tham mưu xây dựng văn bản.

- Về mặt nội dung, hình thức văn bản quy phạm pháp luật :

của cấp trên. Thể thức văn bản thường không thống nhất. Các văn bản ít giá trị chỉ đạo thực hiện còn nhiều. Thậm chí, có những văn bản hình thức là quy phạm pháp luật, nhưng nội dung lại là văn bản hành chính thông thường và ngược lại.

Từ những tồn tại nêu trên cho thấy, hiệu quả của việc ban hành và sử dụng VBQPPL, văn bản quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước trên địa bàn quản lý là chưa cao.

2.2.8.3.Nguyên nhân

- Do cơ chế về cơ cấu tổ chức bộ máy nên tuyển dụng cán bộ văn thư còn ít so với yêu cầu để phục vụ công việc.

- Trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho công tác soạn thảo văn bản và văn thư đối với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. xã còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác soạn thảo văn bản và văn thư chưa được đào tạo đúng về chuyên môn nghiệp vụ nên việc thực hiện nhiệm vụ công việc còn nhiều hạn chế, thiếu sót.

- Đối với một số ban ngành khác tham mưu, giúp việc cho Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.đôi lúc tự soạn thảo văn bản nên có một số văn bản chưa đảm bảo đúng theo quy định của Nhà nước, có khi văn bản thiếu tác giả, địa danh, ngày tháng năm, không ghi số vào sổ văn thư, chưa đảm bảo nội dung, hình thức, tên loại văn bản nhưng vẫn trình ký lưu hành làm trở ngại cho việc theo dõi giải quyết văn bản của văn thư.

- Do địa bàn và phạm vi hoạt động quản lý của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. rộng có nhiều thành phần tôn giáo, đối tượng tệ nạn xã hội vẫn thường xuyên xảy ra. Một sốđối tượng còn xem nhẹ kỷcương pháp luật Nhà nước nên việc thực thi văn bản của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.có những trở ngại đến công tác quản lý điều hành Nhà nước.

Tiểu kết

Trên cơ sở những lý thuyết chung nhất về soạn thảo và ban hành văn bản, chương 2 khái quát những nét chung nhất về cơ quan và tập trung phân tích thực trạng công tác này tại Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam trên các phương diện: Thẩm quyền ban hành,Số lượng văn bản ban hành, nội dung, thể thức, kỹ thuật trình bày,quy trình soạn thảo và ban hành, ngôn ngữ trong văn bản. Qua đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế và đưa ra nguyên nhân của những hạn chế đó trong việc thực hiện Công tác Soạn thảo và ban hành văn bản.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN LÝ CỦA

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM.

3.1. Tầm quan trọng của Công tác Soạn thảo và ban hành văn bản quản lý của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khóa luận công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý của viện khoa học lâm nghiệp việt nam (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)