Đánh giá chung.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và biện pháp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu hạ long (Trang 61 - 63)

8.1. Những thành công mà Công ty đạt được trong công tác tiêu thụ sảnphẩm phẩm

- Về mặt sản xuất kinh doanh:

Qua việc xem xét tình hình tiêu thụ của Công ty qua các năm ta thấy: tốc độ tăng trưởng của năm sau luôn cao hơn năm trước. Sản phẩm của Công ty đã được thị trường chấp nhận, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Mức tiêu thụ sản phẩm của Công ty được tăng lên một cách rõ rệt đặc biệt là mặt hàng tôm, mực đông lạnh và nem hải sản…luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ. Để đạt được kết quả này thì nguyên nhân trực tiếp và trước hết là do Công ty đã thực hiện cơ chế đổi mới, đầu tư đúng hướng. Quy mô của Công ty ngày càng phát triển, sản phẩm của Công ty ngày càng đa dạng và phong phú, phù hợp với người tiêu dùng.

- Về chính sách sản phẩm: để thúc đẩy cho việc tiêu thụ sản phẩm, thu hút nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm, Công ty đã đưa ra thị trường nhiều chủng loại mặt hàng, với số lượng và chất lượng sản phẩm khác nhau. Và cũng không quên chú trọng về mẫu mã, bao bì sản phẩm sao cho bắt mắt mà vẫn đảm bảo chức năng bảo quản tốt sản phẩm.

- Về giá cả: trong điều kiện hiện nay, Công ty ấn định giá cả theo cả chi phí sản xuất kinh doanh, theo lợi nhuận mục tiêu và theo cả sự biến động của thị trường. Đối với mỗi loại sản phẩm và với mỗi tính năng và hiệu quả sử dụng của nó mà Công ty sẽ có những mức giá cụ thể, giá cả mà Công ty đưa ra là rất phù hợp với mức thu nhập của các đối tượng khách hàng. Do đó giá cả góp một phần rất lớn vào tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu, lợi nhuận và đặc biệt là làm tăng vị thế của Công ty.

61

- Về các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đã phần nào đóng góp vào việc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm . Với chính giá chiết khấu đã khuyến khích được người mua và những khách hàng lớn mua với số lượng lớn.

- Với bộ máy tổ chức gọn nhẹ cộng với đội ngũ cán bộ trẻ tuổi, năng động có trình độ và nhiệt tình với công việc đặc biệt là phòng kinh doanh và phòng thị trường đã giúp cho Công ty thường xuyên nắm được những biến động của thị trường để kịp thời thích ứng với nó.

8.2. Những hạn chế còn tồn tại

Tuy đạt được những thành công đáng kể trên, song Công ty cũng còn có những nhược điểm mà trong thời gian tới cần phải khắc phục. Cụ thể là:

- Về chính sách sản phẩm: sản phẩm còn mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào đơn hàng của đối tác và nguyên liệu.

- Về tiêu thụ: công ty chưa chú trọng thị trường trong nước nên chưa có chính sách thâm nhập sâu, do đó mà khách hàng trong nước ít biết đến sản phẩm của công ty. - kênh phân phối sản phẩm của công ty còn mỏng và chỉ giới hạn trong 1 số khu vực truyền thống nên chưa mở rộng được mạng lưới phân phối, chưa thúc đẩy hoạt động tiêu thụ được.

- Các chính sách truyền thông của Công ty còn mờ nhạt, hiệu quả chưa cao,làm hạn chế việc quảng bá sản phẩm từ đó mà hoạt động tiêu thụ chưa đạt hết công suất.

8.3. Những nguyên nhân tác động đến kết quả tiêu thụ

Quy mô sản xuất nhỏ,cơ sở vật chất còn yếu kém nên sản xuất ra sản phẩm chất lượng chưa cao khó đối mặt được với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong ngành và quan trọng hơn là không đáp ứng được yêu cầu của những thị trường khó tính.

Các hoạt động xúc tiến bán của công ty còn mờ nhạt chưa thực sự mang lại hiệu quả. Kênh phân phối còn mỏng chưa xâm nhập được hết các thị trường tiềm năng.

62

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đội ngũ nhân viên thị trường và kinh doanh mặc dù rất năng nổ nhiệt tình nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm nên vẫn chưa có các kế hoạch thực sự có thể nâng cao được

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và biện pháp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu hạ long (Trang 61 - 63)