Thị trường xuất khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và biện pháp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu hạ long (Trang 49 - 53)

1. Phân tích kết quả tiêu thụ ở công ty

1.1.2.Thị trường xuất khẩu của Công ty

Công ty hoạt động trên địa bàn cảng Hải phòng nên rất thuận tiện cho việc xuất khẩu hàng hóa ra các nước lân cận. Vì quy mô công ty thuộc loại vừa và nhỏ nên công ty chỉ tập trung vào 1 số khu vực nhất định. Khu vực xuất khẩu chủ yếu của công ty là Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.

49

Bảng 06: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty

Đơn vị tính: (1000USD)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch 2012/2011

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Tổng kim ngạch xuất

khẩu 66.214,14 100 85.426,37 100 64.631,68 100 19.212,23 29,01 -20.794,69 -24,34 Kim ngạch xuất

khẩu trực tiếp 64.328,61 97,15 67.317,03 78,80 64.626,97 99,99 2.988,42 4,64 -2.690,06 -3,99

Nhật Bản 24.110,9 3 36,41 26.268,6 6 30,75 25.137,9 1 38,89 2.157,73 8,95 -1.130,75 -4,30 Đài Loan 4.967,78 7,50 6.816,57 7,98 11.526,3 17,83 1.848,79 37,22 4.709,78 69,09 50

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP5 5 Trung Quốc 34.070,1 7 51,45 33.734,5 0 39,49 26.784,2 5 41,44 -335,67 -0,98 -6.950,25 -20,60 Hàn Quốc 1.179,72 1,79 497,29 0,58 1.178,44 1,83 -682,43 -57,84 681,15 136,97 Xuất ủy thác 1.885,53 2,85 18.109,34 21,20 4,71 0,01 16.223,81 860,44 -18.104,63 -99,97 51

Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường xuất khẩu quan trọng của công ty, năm 2010 tổng giá trị xuất khẩu là 24.110,93 ( USD) đạt tỷ trọng là 36,41% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, năm 2011 con số này là 26.268,66 (1000 USD) đạt tỷ trọng là 30,75% đã tăng so với năm 2010 một khoảng là 2.157,72 (1000 USD) và đến năm 2012 tổng giá trị xuất khẩu 25.137,91 (1000 USD) có tỷ trọng 38,89%, mặc dù, giá trị xuất khẩu của năm 2012 thấp hơn so với năm 2011 nhưng tỷ trọng lại đạt cao hơn là vì ở năm này lượng xuất uỷ thác giảm đi một lượng rất lớn nên Công ty chỉ chú trọng đến các thị trường xuất khẩu. Từ đó, thấy rằng tình hình xuất khẩu của Công ty tương đối không được ổn định, vì vậy, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu ở thị trường Nhật Bản đã bị chậm lại. Có hai nguyên do: thứ nhất, do sự cạnh tranh giữa công ty với các doanh nghiệp trong nước như Caminex, Cataco, Seaprodex,… thứ hai, là sự cạnh tranh của Công ty với các doanh nghiệp ở những nước trong khu vực như Singapo, Thái Lan, Malaixia,…

Qua đó ta thấy rằng mặc dù Nhật Bản là thị trường rộng lớn và kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng tương đối lớn nhưng Công ty vẫn chưa phải là bạn hàng lớn của thị trường này. Bởi vì, hiện nay một số thị trường khác cũng đang tìm mọi cách để xuất khẩu hàng sang Nhật như Thái Lan, Trung Quốc,…và đó cũng là những đối thủ cạnh tranh lớn của Công ty mà Công ty cần phải quan tâm. Từ đó, ta thấy rằng thị trường Nhật Bản là thị trường có tiềm năng lớn trong việc nhập khẩu thủy sản.

Thị trường Đài Loan:

Đây là bạn hàng truyền thống lâu năm với công ty. Qua báo cáo xuất khẩu của Công ty ta thấy rằng giá trị xuất khẩu qua 3 năm không ngừng tăng từ 4.967,78 (1000 USD) với tỷ trọng 7,50% năm 2010 lên 6.816,57 (1000 USD) với tỷ trọng 7,98% năm 2011 và đến năm 2012 thì giá trị xuất khẩu đã tăng cao 11.526,35 (1000 USD) với tỷ trọng chiếm 17,83% trong tổng giá trị xuất khẩu của Công ty. Qua đó có thể thấy sự tăng 52

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

trưởng ở thị trường này từ năm 2010 đến 2012 tăng rất cao. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do công ty luôn tạo điều kiện tốt nhất cho bạn hàng để duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài. Đặc biệt công ty cũng có chính sách tri ân đối với những khách hàng thân thiết nên giữ được uy tín, niềm tin đối với bạn hàng truyền thống này.

Thị trường Trung Quốc:

Tuy là thị trường đầy tiềm năng đối với tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhưng thị trường Trung Quốc luôn có sóng gió và biến động nên công ty chưa thâm nhập được sâu. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 34.070,17 (1000 USD) trong khi đó năm 2011 con số này không tăng lên mà lại giảm xuống có giá trị kim ngạch xuất khẩu là 33.734,50 (1000 USD) và chiếm tỷ trọng 39,49% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Đến năm 2012, thì giá trị kim ngạch xuất khẩu chỉ còn có 26.784,25 (1000 USD), giảm đi một khoảng tương đối cao nhưng tỷ trọng lúc bấy giờ là 41,44%,vì vậy mà thị trường Trung Quốc vẫn là một thị trường xuất khẩu tiềm năng của công ty.

Thị trường Hàn quốc:

Trong năm 2011, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty ở thị trường này có sự giảm tương đối đột ngột, cụ thể là chỉ còn 497,29 (1000 USD) chiếm tỷ trọng 0,58 % thấp hơn nhiều so với năm 2010, tuy nhiên, đến năm 2012 thì giá trị xuất khẩu của Công ty đã ổn định trở lại và có giá trị là 1.178,44 (1000 USD) có tỷ trọng 1,83%. Vì vậy, để phát triển mạnh hơn nữa thì Công ty nên ra sức tập trung và nỗ lực để tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu này nhằm chủ động về thị trường khi các thị trường chủ yếu như Nhật, Đài Loan, Trung Quốc có biến động.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và biện pháp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu hạ long (Trang 49 - 53)