Ph ương pháp kiểm tra mầu bằng khả năng hấp thụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp kiểm định các loại rượu cao cấp (whisky, cognac) để phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường việt nam (Trang 46 - 48)

- Kiểm tra khả năng hấp thụ mầu bằngU

1. Ph ương pháp kiểm tra mầu bằng khả năng hấp thụ

sóng UV-VIS: Việc kiểm tra khả năng hấp thụ mầu trên máy quang phổ có thể đo riêng lẻ độ hấp thụ (ABS) của từng bước sóng, hoặc thực hiện chế độ Scan. Khi sử dụng chế độ Scan, các thông số kỹ thuật được đặt như sau:

DATTA MODE ABS

START WL (nm) 800.0

STOP WL (nm) 190.0

UP SCALE 3.000

SCAN SPEED (nm/min) 100

UNIT DELAY (sec) 0

NUM CYCLES 1

CYCLE TIME 0

DISPLAY FORMAT Sequential

BASE LINE System

RESPOSE Medium LAMP CHANGE WL (nm) 340.0 VIS LAMP On UV LAMP On GRAPE PRINT On TEXT PRINT On LIST INTERVAL (nm) 10.0 Sắc phổ đồ dùng so sánh (như Hình 1,2,3 ) 2.Phương pháp kiểm tra bằng sắc ký lớp mỏng TLC Sắc ký lớp mỏng TLC là phương pháp hữu hiệu để tách các chất mầu trong thực phẩm. Đối với rượu quá trình được tiến hành như sau:

- a. Chiết phẩm mầu: Trước khi chiết phẩm mầu cần đuổi hết cồn có trong rượu bằng đun cách thuỷ hoặc cô chân không sau đó pha loãng bằng nước cất. Để chiết phẩm mầu có thể dùng một trong hai cách: hấp thụ bằng len hoặc chiết bằng dung môi.

- Hấp thụ bằng len: Dung dịch mẫu sau khi đã loại bỏ cồn, được pha loãng bằng dung dịch CH3COOH 10%, dùng sợi len đã loại béo cho vào để hấp thụ mầu. Sau khi hấp thụ mầu, tách mầu ra khỏi sợi len bằng dung dịch NH4OH 5% trên bếp cách thuỷ. Tách nhiều lần cho đến khi không còn mầu trong sợi len nữa. Dung dịch thu được sẽ được làm bay hơi đến khô, sau đó pha loãng đến độ cần thiết để đem kiểm tra.

- Chiết bằng dung môi: Nguyên tắc của phương pháp này là chiết bằng iso- butanol (hoặc ete-ethylic) trong môi trường axit, sau đó

chiết lại bằng dung dịch kiềm nhẹ. Mẫu được axit hoá bằng dung dịch H2SO4 25% theo tỷ lệ 1/10. Chiết phẩm mầu bằng dung môi sau đó dùng dung dịch amoniac 1% chiết lại mầu từ dung môi.

Đuối hết amoniac bằng đun cách thuỷ. Cô đặc đến độ cần thiết để đem kiểm tra.

- b. Định tính phẩm mầu bằng TLC: Từ dung dịch phẩm mầu đã chiết xuất từ mẫu thử, dùng phương pháp sắc ký bản mỏng tách phẩm mầu và so sánh với mầu đã biết.

- Hệ dung môi triển khai: Tuỳ việc sử dụng bản mỏng silicagel hoặc cellulose mà có thể dụng một trong các hệ dung môi sau:

1. Propanol : ethyl acetate : nước ( 6:1:3) 2. Butanol : nước : pyridin : ethanol ( 4:5:2:2) 3. Propan-2-ol : amonia (4:1)

4. Propan-2-ol : chloroform : nước : diethylamine ( 50:25:20:15) 5. Methanol : chloroform : quinoline (4:4:2)

6. Acetonitril : Methanol : Amonia (28%) (3 : 1 : 1)

So sánh các mầu trên cơ sở tính giá trị Rf . Để tính Rf đánh dấu vị

trí trung bình của các vết và các đường mức của dung môi rồi đo khaỏng cách từ đó đến đường xuất phát. Nếu gọi khoảng cách từ đường xuất phát tới tâm vết chấm là a; khoảng cách từ đường xuất phát tới mức của dung môi là b thì giá trị của Rf được tính bằng công thức:

a Rf = --- b

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp kiểm định các loại rượu cao cấp (whisky, cognac) để phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường việt nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)