Các tiêu chí kỹ thuật để đánh giá Cảm quan:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp kiểm định các loại rượu cao cấp (whisky, cognac) để phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường việt nam (Trang 45 - 46)

- Kiểm tra khả năng hấp thụ mầu bằngU

3.4.1Các tiêu chí kỹ thuật để đánh giá Cảm quan:

Cảm quan:

1. Bao bì, nhãn mác: Rượu cao cấp nhập khẩu sản xuất công nghiệp vì vậy bao bì, nhãn mác sắc nét các thông tin trên vỏ rõ ràng, nhãn dán trên vỏ phẳng và rất khó bóc ra. Nhãn mác trên rượu giả thường dán thủ công vì vậy không phẳng và dễ bóc do cách dán và vật liệu dùng làm nhãn.

2. Màu sắc: Thông thường mầu sắc rượu khó phân biệt bằng mắt thường vì khả năng pha mầu phù hợp không phải khó, hơn nữa

ở sóng ánh sáng trông thấy rất khó xác định.

3. Hương vị: Về cảm quan, hương vị rượu giả thường không thơm

đặc trưng, đôi khi có mùi caramen, mùi cồn khá rõ.

4. Khối lượng rượu đóng chai: Rượu thật do đóng chai công nghiệp nên lượng rượu trong chai đồng đều, rượu giả do đóng thủ công nên lượng rượu trong chai khác nhau vì vậy bằng mắt có thể thấy các chai có sự đầy, vơi không thống nhất.

Màu sắc:

1. Kiểm tra mầu bằng quang phổ UV-VIS: Khi kiểm tra độ hấp thụ của rượu ở các bước sóng khác nhau sẽ thấy được sự khác biệt giữa rượu thật và giả. Sự hấp thụ đặc biệt khác ở vùng sóng gần tử ngoại. Tại vùng này, rượu giả thường tạo peak hấp thụ rất rõ. Đối với rượu thật thì khả năng hấp thụ gần như

tăng dần theo sự hướng bước sóng về phía tử ngoại. 2. Kiểm tra bằng sắc ký bản mỏng (TLC):

Khi kiểm tra mầu trong rượu bằng kỹ thuật bản mỏng, giữa rượu thật và rượu giả có sự khác biệt rõ ràng. Rượu thật, mầu

có trong rượu là hỗn hợp phức tạp vì vậy trên sắc đồ tạo thành vệt kéo dài. Đối với rượu giả thì mầu do pha trộn vào hoặc là Caramen hoặc hỗn hợp Caramen và Sunset Yellow được tách ra trên sắc đồ.

Thành phần hợp chất bay hơi:

1. Thành phần hợp chất bay hơi trong rượu được xác định bằng sắc ký khí (GC) với detector FID. Với kỹ thuật này, thành phần các cấu tử dễ bay hơi trong các loại rượu giả, rượu thật hoàn toàn khác nhau.

2. Đối với rượu giả trên thị trường hiện nay, hầu hết đều được pha chế từ cồn tinh chế, vì vậy đặc trưng của loại này là thành phần các cấu tử dễ bay hơi, tạo hương cho rượu hầu như không có. Ngược lại, với các loại rượu thật thường chưng cất có cồn nồng độ thấp, thành phần các hợp chất bay hơi rất đa dạng. Từ sắc ký đồ có thể “đọc” được rượu giả và rượu thật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp kiểm định các loại rượu cao cấp (whisky, cognac) để phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường việt nam (Trang 45 - 46)