6 Hệ số già hóa qua 72 giờ
3.6. Sơ đồ công nghệ chế tạo vật liệu polyme compozit chịu môi trường từ nhựa vinyleste.
3.6. Sơ đồ công nghệ chế tạo vật liệu polyme compozit chịu môi trường từ nhựa vinyleste. nhựa vinyleste.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã trình bày trong phần 3.3, chúng tôi đề xuất sơ đồ công nghệ chế tạo vật liệu polyme compozit chịu môi trường từ nhựa vinyleste như sau:
Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ chế tạo vật liệu polyme compozit chịu môi trường từ nhựa vinyleste.
Lượng nhựa vinyleste cùng với bột độn (BaSO4, tal) đã tính toán theo đơn phối liệu đã đề xuất trong phần 3.2.7 được đưa vào thiệt bị trộn 1, khuấy đều trong vòng 15 – 30 phút. Tiếp đó, các chất phụ trợ (cát thạch anh, phụ gia chống co ngót) được cho thêm vào hỗn hợp vật liệu, khuấy kỹ tiếp 15 – 20 phút nữa (trộn 2). Sau đó chất khơi mào (BUTANOX) và lượng nhỏ dung môi được đưa vào hỗn hợp vật liệu, khuấy tiếp chừng 5 – 10 phút (trộn 3). Tiếp theo là công đoạn thi công thành vật liệu polyme compozit.
52
Vải thủy tinh được tẩm nhựa của tổ hợp trên, được đặt vào khuôn định hình, trải và trà cho thật phẳng bằng dao quét. Tiến hành phủ lớp nhựa cho kín mặt vải lớp 1 và bắt đầu trải lớp 2 phẳng đều, thêm nhựa và tiếp tục lớp thứ 3. Quy trình lặp lại cho đến lớp 7 vải thủy tinh (mẫu đạt độ dày khoảng 4mm). Giữ mẫu ở trạng thái tĩnh trong 24 giờ, nơi thoáng khí, không bụi bẩn trong 7 ngày. Sau 07 ngày, mẫu nhựa đóng rắn triệt để, có thể lấy ra, chỉnh sửa, cắt bỏ bavia, loại bỏ những mẫu không đạt tiêu chuẩn.
Sản phẩm ở dạng mẫu được bảo quản cẩn thận, đưa đi gia công thành mẫu theo tiêu chuẩn ISO-257, ISO-178, ISO-179 và ISO-604 để xác định tính chất bền cơ, bền hóa chất xác định độ bền môi trường thông qua phép đo hệ số già hóa theo tiêu chuẩn TCVN 2229-77 theo từng đợt chế tạo.
Sản phẩm sản xuất theo từng đợt được lựa chọn phải đạt tiêu chuẩn không bị khuyết tật (lồi, lõm, co ngót hay bọt khí) đưa đi đóng gói, nhập kho theo từng lô sản xuất.
53