Để chế tạo vật liệu polyme compozit ứng dụng cho việc chống ăn mòn các thiết bị hóa chất thì ngoài những yêu cầu về tính năng cơ, lý của màng, còn cần phải xem xét khả năng chịu môi trường hóa chất của chất tạo màng.
Các thí nghiệm về độ bền trong các môi trường cho loại nhựa VE được thực hiện theo quy trình tạo mẫu, như đã trình bày ở phẩn 2.4.7a.
Bảng 3.6 tổng hợp kết quả ngâm mẫu chất tạo màng trên cơ sở nhựa VE và trong các môi trường hóa chất khác nhau.
Bảng 3.6: Kết quả thử khả năng bền môi trường của màng trên cơ sở nhựa VE.
STT Môi trường
Màng VE Thay đổi trọng lượng
Δm[mg]
30 ngày 60 ngày 90 ngày
1 NaOH 10% + + + + 0,012 2 NaCl 26% + + + - 0,069 3 H2SO4 50% + + + - 0,054 4 HNO3 33% - - - - 8,112 5 HCl 37% + + + + 0,105 6 Axit citric + + + + 0,101 7 Axit béo + + + + 0,104 8 Axit lactic + + + + 0,122
9 Metyl etyl keton + + + + 0,126
10 aceton + + + + 0,135
11 n-Hexan 100% + + + + 0,032
40
13 Dầu CN + + + + 0,034
14 CS2 100% + - - - 7,328
15 Phơi mẫu tự nhiên KR KR KR -
16 Ánh sáng KP KP KP -
17 Ngâm nước KM KM KM -
18 Hệ số già hóa sau
72 giờ tại 700C 0,95 0,95 0,94 Trung bình: 0,946 Ghi chú KR : Không rạn + : Tốt KP : Không phai - : Bị hỏng KM : Không mờ
Kết quả cho thấy chất tạo màng từ nhựa VE chịu được hầu hết trong các môi trường xâm thực mạnh như: dung dịch NaOH 10%; dung dịch muối bão hòa 26% NaCl; dung dịch H2SO4 50%; dung dịch HCL 37%... Chất tạo màng này không bền đối với sunfua cacbon (CS2) và HNO3. Màng từ nhựa VE trong dung dịch sunfua cacbon chúng bị ăn mòn dần, đến tháng thứ 3 thì mẫu hỏng hoàn toàn do CS2 và HNO3 là chất oxy hóa khử cực mạnh và là một axit mạnh.
Mặc dù vậy, màng từ nhựa VE là loại màng tốt, có thể lựa chọn làm chất nền để chế tạo vật liệu polyme compozit ứng dụng cho việc chống ăn mòn các thiết bị hóa chất …
Kiểm tra trọng lượng mẫu trước và sau khi ngâm mẫu 90 ngày cho thấy: hầu hết các mẫu có sự thay đổi trọng lượng không đáng kể, các giá trị về giảm trọng lượng mẫu chưa phản ảnh được sự ăn mòn. Còn các giá trị dương là biểu thị tăng trọng lượng; lý do là trong quá trình ngâm mẫu các hạt bẩn trong môi trường bám lên bề mặt mẫu hoặc do sai lệch trong quá trình cân mẫu. Những sai lệch này còn nằm trong phạm vi sai số cho phép.
Kết quả xác định hệ số già hóa qua 72 giờ tại 700C của các mẫu cho thấy các giá trị đạt ở mức cao (0,946) chứng tỏ rằng mẫu nhựa ít bị ảnh hưởng do tác động của môi trường, điều đó nói lên cấu trúc ổn định của loại nhựa VE này. Phương pháp xác định hệ số già hóa của mẫu nhựa VE tuân thủ theo TCVN 2229-77 (mục 2.4.8).
41