của sản phẩm.
Phản ứng cộng mở vòng xảy ra giữa axit acrylic và nhựa epoxy có gia nhiệt, trong môi trường kiềm tạo ra sản phẩm nhựa vinyleste. Trong trường hợp sử dụng nhựa epoxy và axit acrylic thì phản ứng mở vòng oxit etylen bằng axit hữu cơ đơn chức không no nên dễ dàng xảy ra khi có nhiệt và xúc tác bazơ.
Để nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ mol axit acrylic/ mol đương lượng nhựa epoxy (A/E) đến hiệu suất chuyển hóa và tính chất cơ lý của sản phẩm tạo thành, dãy thí nghiệm đã được thực hiện như đã miêu tả ở phần 2.2. Tỷ lệ giữa A/E được lựa chọn lần lượt là: 0,7/1; 0,8/1; 0,9/1; 1/1; 1,1/1 và 1,2/1. Phản ứng cộng mở vòng diễn ra trong những điều kiện cố định như: nhiệt độ ở 900C; xúc tác 1,5% mol so với nhóm epoxy, thời gian phản ứng trong 1 giờ. Sản phẩm thu được, sau khi đã xử lý, đưa đi tạo mẫu để xác định các tính chất cơ lý (theo phương pháp trình bày ở phụ lục 2). Kết quả về mối tương quan giữa tỷ lệ các thành phần tham gia phản ứng với hiệu suất chuyển hóa và tính chất sản phẩm được trình bày theo bảng sau:
33
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của tỷ lệ A/E đến hiệu suất chuyển hóa và tính chất cơ, lý của sản phẩm.
Chỉ tiêu
Tỷ lệ A/E
0,7/1 0,8/1 0,9/1 1/1 1,1/1 1,2/1 1.Hiệu suất chuyển hóa [%] 57,0 59,2 60,6 62,2 65,4 65,3 2.Độ bám dính [%] 60 65 71 71 74 74
3.Độ cứng [cấp] 2 2 2 2 2 2
4.Độ bền va đập [KG.cm] 30 35 35 37 38 36
5.Độ uốn [mm] 2 2 2 1 1 1
6.Độ hấp thụ nước [%] (24 giờ) 1,7 1,5 1,2 0,9 0,9 0,8 Theo kết quả thu được ở bảng 3.2 cho thấy với tỷ lệ A/E là 0,7/1, hiệu suất phản ứng este hóa chỉ đạt 57%, sản phẩm có chỉ số axit thấp, hàm lượng nhóm epoxy còn lại khá cao chứng tỏ mật độ liên kết đôi trong nhựa thấp, điều này dẫn đến tính năng cơ lý của sản phẩm không cao (độ bám dính 60%, độ bền va đập 30KG.cm). Tỷ lệ A/E tăng đến 1,1/1, hiệu suất phản ứng este hóa nhóm epoxy tăng và đạt 65,4%, các tính năng cơ lý của sản phẩm đạt 74% độ bám dính, độ cứng cấp 2, độ bền va đập 38KG.cm, độ bền uốn đạt 1mm và độ hấp thụ nước là 0,9% trong 24 giờ.
Từ kết quả của bảng 3.2 cho thấy với tỷ lệ A/E = 1,1/1 sản phẩm nhựa có tính năng cơ lý tốt nhất. Vì vậy tỷ lệ A/E = 1,1/1 được chọn cho những nghiên cứu tiếp theo.