nhựa vinyleste.
Từ kết quả nghiên cứu 3.3.1 đến 3.3.6, đồng thời dựa trên cơ sở kế thừa một số kết quả của những nghiên cứu trước đây của nhóm đề tài [19] về tỷ lệ chất khơi mào, hàm lượng chất chống co ngót, chúng tôi xây dựng đơn phối liệu thích hợp để chế tạo vật liệu polyme compozit chịu môi trường sử dụng nhựa vinyleste làm nhựa nền, gia cường bằng vải thủy tinh, BaSO4 và bột tal trình bày trong bảng 3.12.
Bảng 3.12. Đơn phối liệu chế tạo vật liệu polyme compozit chống ăn mòn các thiết bị hóa chất.
STT Nguyên vật liệu Quy cách Hàm lượng [%]
Khối lượng [g]
1 Nhựa vinyleste VE 100 200
2 Chất khơi mào BUTANOX 1
(theo nhựa) 2 3 Vải sợi thủy tinh Loại 100g/m2 30
(theo nhựa) 60 4 Chất chống co ngót PVAC 3 (theo nhựa) 6 5 Bột BaSO4 >98% 8 (theo nhựa) 16 6 Bột tal >98% 4 8
49
(theo nhựa) 7 Bột cát thạch anh 100 - 200m 10
(theo nhựa) 20 8 Dung môi pha
Axeton:xylen=1:1 Kỹ thuật
10
(theo nhựa) 20 Tổng: 332g
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy: chủ yếu vật liệu được chế tạo trên chất liệu chính là chất nền (nhựa vinyleste), loại nhựa có khả năng chịu môi trường tốt. các loại chất gia cường khác như vải sợi thủy tinh và bột cát thạch anh là hai thành phần vừa đóng vài trò gia cường vật liệu tổ hợp, vừa có tác dụng chịu một phần môi trường. Trong khi vải sợi thủy tinh đóng vai trò làm tăng độ bền kéo đứt, độ bền uốn, độ bền va đập lên đáng kể, thì bột cát thạch anh làm giảm nhẹ những tính chất này, nhưng lại làm cho độ bền nén của vật liệu tăng lên rõ rệt.