Về pháp luật hợp đồng

Một phần của tài liệu ASEAN, APEC, WTO - Một sô vấn đề pháp ly (Trang 39 - 58)

Ông Suzuki trình bày một số nét về luật hợp đồng ở Philippines và Indonesia. Ông giới thiệu về nguồn của pháp luật điều chỉnh hợp đồng, vấn đề giao kết hợp đồng, các hình thức hợp đồng, nghĩa vụ hợp đồng, trường hợp hợp đồng vô hiệu, huỷ bỏ nghĩa vụ và các biện pháp bảo đảm... Trong quá trình phân tích về các quy định trên ông Suzuki đã liên hệ với các quy định hiện hành của pháp luật các nước khác như Nhật Bản, Thuỵ Sĩ, Đức, ...

Về phía Việt Nam, ông Dương Đăng Huệ - Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật kinh tế - dân sự đã trình bày vấn đề hợp đồng kinh tế trong Khoa học pháp lý Việt Nam. Ông đưa ra những đặc điểm của pháp luật hợp đồng Việt Nam từ thời phong kiến, và lý giải việc tồn tại 2 khái niệm hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại (Hợp đồng kinh tế theo tên gọi mới hiện nay) hoàn toàn mang tính chất truyền thống; ông đã đưa ra một số lý do của việc tồn tại truyền thống lập pháp này trong điều kiện mới. Việc duy trì khái niệm hợp đồng kinh tế bên cạnh khái niệm hợp đồng dân sự hiện nay ở Việt Nam là vấn đề mang tính lịch sử. Ông Huệ cho rằng, việc duy trì 2 khái niệm này sẽ tạo điều kiện cho việc điều chỉnh chúng một cách tốt hơn, có hiệu quả hơn. Tuy vậy, hiện nay nền kinh tế có những thay đổi căn bản, quan hệ hợp đồng kinh tế không còn giống như trước đây nữa. Vì thế cần phải có quan niệm đúng đắn hơn về hợp đồng kinh tế với tư cách là một loại hợp đồng đặc biệt trong tổng thể các loại hợp đồng tồn tại ở Việt Nam.

Nhìn chung, những mục tiêu trên mà cuộc Toạ đàm đặt ra đã được các chuyên gia Nhật Bản cũng như các chuyên gia Việt Nam thực hiện thành công. Các đại biểu Việt Nam được cung cấp kiến thức tổng quan về pháp luật công ty và pháp luật hợp đồng, đặc biệt là pháp luật đầu tư của các nước ASEAN. Bên

cạnh đó, cuộc toạ đàm cũng giúp các chuyên gia nước ngoài hiểu rõ hơn về chính sách và pháp luật Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế.

giới thiệu một số tư liệu về các tổ chức ASEAN, wto, apec

Tuyên bố Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN

(Tuyên bố Băng cốc ngày 8 tháng 8 năm 1967)

Bộ trưởng phụ trách các vấn đề chính trị kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao In- đô-nê-xi-a, Phó Thủ tướng Ma-lai-xi-a, Bộ trưởng Ngoại giao Phi-líp-pin, Bộ trưởng Ngoại giao Xanh-ga-po và Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan:

. . .

Nay tuyên bố

Thứ nhất, thành lập một Hiệp Hội hợp tác khu vực giữa các nước Đông Nam á được gọi là Hiệp Hội các nước Đông Nam á (ASEAN).

Thứ hai, tôn chỉ và mục đích của Hiệp Hội sẽ là:

1. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các Quốc gia Đông Nam á hoà bình và thịnh vượng.

2. Thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc;

3. Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và hành chính;

4. Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính;

5. Cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả nghiên cứu các vấn đề về buôn bán hàng hoá quốc tế, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân;

6. Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam á.

7. Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt được một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này.

. . .

Thứ tư, Hiệp Hội này mở rộng cho tất cả các Quốc gia ở khu vực Đông Nam á tán thành tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích nói trên tham gia.

. . .

Làm tại Băng Cốc ngày 8 tháng 8 năm 1967

...

Chương I

Mục đích và các nguyên tắc

Điều 1: Mục đích của Hiệp ước này là thúc đẩy nền hoà bình vĩnh viễn, sự

thân thiện và hợp tác lâu bền giữa nhân dân các bên tham gia Hiệp ước, góp phần vào sự vững mạnh, tình đoàn kết và quan hệ chặt chẽ hơn nữa.

Điều 2: Trong quan hệ với nhau, các bên tham gia Hiệp ước sẽ tuân thủ các

nguyên tắc cơ bản sau đây:

a) Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia;

b) Quyền của mọi quốc gia được tồn tại mà không có sự can thiệp, lật đổ hoặc áp đặt của bên ngoài;

c) Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

d) Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; e) Từ bỏ việc đe doạ hoặc dùng vũ lực;

f) Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả. ...

Chương III Hợp tác

Điều 5: Theo Điều 4, các bên tham gia Hiệp ước sẽ làm hết sức mình đa

phương hoặc song phương trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử và cùng có lợi.

Điều 9: Các bên tham gia sẽ phấn đấu đẩy mạnh hợp tác để thúc đẩy sự

nghiệp hoà bình, hoà hợp và ổn định trong khu vực. Nhằm mục đích đó, các bên sẽ duy trì các tiếp xúc và tham khảo ý kiến thường xuyên về các vấn đề quốc tế và khu vực nhằm phối hợp quan điểm, hành động và chính sách của mình.

Điều 10: Các bên tham gia Hiệp ước sẽ không tham gia, bằng bất kỳ cách

nào và dưới bất kỳ hình thức nào, bất kỳ hoạt động nào có thể đe doạ sự ổn định chính trị và kinh tế, chủ quyền hoặc toàn vẹn lãnh thổ của một bên khác tham gia Hiệp ước này.

Điều 11: Mỗi bên tham gia Hiệp ước sẽ phấn đấu để tăng cường khả năng tự

cường quốc gia của mỗi nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và an ninh phù hợp với những lý tưởng và nguyện vọng của mỗi nước, không có sự can thiệp từ bên ngoài cũng như những hoạt động lật đổ ở bên trong, để bảo vệ sắc tộc của mỗi nước.

Chương IV

Giải quyết hoà bình các tranh chấp

Điều 13: Các bên tham gia Hiệp Hội sẽ quyết tâm và thiện chí ngăn ngừa

vấn đề tác động trực tiếp đến họ, các bên tham gia Hiệp ước sẽ kiềm chế không đe doạ sử dụng vũ lực và sẽ luôn giải quyết tranh chấp như vậy với nhau thông qua thương lượng hữu nghị.

Điều 17: Không có điều khoản nào trong Hiệp ước này loại trừ việc sử dụng

các phương thức giải quyết hoà bình nêu trong Điều 33 khoản 1 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Cần khuyến khích các bên tham gia Hiệp ước có tranh chấp, chủ động giải quyết thông qua thương lượng hữu nghị trước khi sử dụng các thủ tục khác được quy định trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

...

Làm tại Đen-pa-xa, Baly ngày 24-2-1976.

Tuyên bố Manila năm 1987

(Thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 3, Manila, 15-12-1987)

...

1. Các quốc gia thành viên sẽ tăng cường khả năng tự cường quốc gia và tự cường khu vực để đảm bảo an ninh, ổn định và tăng trưởng trong khu vực ASEAN.

...

6. Các quốc gia thành viên sẽ tăng cường hợp tác kinh tế trong nội bộ ASEAN để tối đa hoá việc sử dụng tiềm năng của khu vực về mậu dịch và phát triển và để nâng cao hiệu lực của ASEAN trong việc chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại và đối phó với những tác động của nó.

7. Các quốc gia thành viên sẽ khuyến khích một môi trường mà trong đó khu vực tự nhiên có thể đóng vai trò ngày càng tăng trong việc phát triển kinh tế và hợp tác trong ASEAN.

8. Hợp tác chuyên ngành của ASEAN thúc đẩy việc nâng cao nhận thức về ASEAN sự tham gia và hợp tác rộng lớn và tăng lên giữa nhân dân các nước ASEAN và việc phát triển nguồn nhân lực.

Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế của ASEAN

(Ký tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ tư Singapore, 1/ 1992)

Điều 1 - Những nguyên tắc chung

Các Quốc gia thành viên sẽ tăng cường nỗ lực hợp tác kinh tế với quan điểm hướng ngoại sao cho sự hợp tác đó đóng góp vào việc thúc đẩy tự do hoá thương mại toàn cầu.

Các Quốc gia thành viên sẽ tuân thủ nguyên tắc cùng có lợi trong viẹc thực hiện các biện pháp hoặc sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN

Tất cả Quốc gia thành viên sẽ tham gia vào các thoả thuận kinh tế trong ASEAN. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các thoả thuận kinh tế đó, hai hoặc

nhiều Quốc gia thành viên có thể tiến hành thực hiện trước nếu các Quốc gia thành viên khác chưa sẵn sàng thực hiện các thoả thuận này.

Điều 2 - Các điều khoản chung

Tất cả các Quốc gia thành viên sẽ tham gia chương trình CEPT.

Việc xác định các sản phẩm để đưa vào chương trình CEPT sẽ dựa trên cơ sở các lĩnh vực, tức là theo mã số 6 chữ số của HS.

Cho phép loại trừ không đưa vào áp dụng một số sản phẩm cụ thể theo mã 8/9 chữ số của HS đối với những quốc gia thành viên tạm thời chưa sẵn sàng để đưa các sản phẩm đó vào Chương trình CEPT. Căn cứ vào Điều 1(3) của Hiệp định khung về tăng cường Hợp tác kinh tế của ASEAN, đối với các sản phẩm cụ thể "nhạy cảm" đối với một quốc gia thành viên, Quốc gia đó được phép loại trừ sản phẩm này ra khỏi chương trình CEPT, nhưng phải từ bỏ các ưu đãi đối với những sản phẩm đó mà Hiệp định này đã quy định. Tất cả các sản phẩm được loại trừ tạm thời phải dần dần đưa vào chương trình CEPT, chậm nhất là ngày 1/1/2000.

Một số sản phẩm được coi là có xuất xứ từ quốc gia thành viên ASEAN nếu trong nội dung của sản phẩm đó chứa ít nhất 40% hàm lượng có xuất xứ từ các nước ASEAN.

Hàng dệt và hàng may mặc sẽ có tiêu chuẩn biến đổi cơ bản theo nguyên tắc xuất xứ.

Tất cả sản phẩm chế tạo kể cả phương tiện sản xuất và hàng nông sản sẽ theo chương trình CEPT, trừ các mặt hàng nông sản chưa chế biến "nhạy cảm", những mặt hàng này sẽ theo thoả thuận đặc biệt. Những mặt hàng này sẽ nghiễm nhiên được đưa vào chương trình cắt giảm thuế quan theo quy định tại Điều 4(A) của Hiệp định. Đối với những sản phẩm thuộc diện PTA sẽ áp dụng chương trình cắt giảm thuế quan quy định tại Điều 4 (A) của Hiệp định này, có xem xét tới thuế suất sau khi áp dụng mức thuế ưu đãi thấp nhất (MOP) kể từ ngày 31/12/1992.

Tất cả các sản phẩm thuộc diện PTA mà không chuyển sang chương trình CEPT sẽ tiếp tục được hưởng MOP từ ngày 31/12/1992. Thoả thuận ưu đãi thương mại PTA sẽ chấm dứt vào ngày 1/1/1996.

Các quốc gia thành viên mà mức thuế quan đối với các sản phẩm đã được thỏa thuận giảm từ 20% và thấp hơn xuống 0 - 5%, mặc dù đã được hưởng quy chế tối huệ quốc, vẫn sẽ được hưởng các ưu đãi. Các quốc gia thành viên với mức thuế quan ở mức quy chế tối huệ quốc là 0 - 5%, sẽ được coi là đã hoàn thành các nghĩa vụ theo Hiệp định này và vẫn sẽ được hưởng các ưu đãi.

Điều 3. Phạm vi sản phẩm

Hiệp định này được áp dụng đối với mọi sản phẩm chế tạo, kể cả phương tiện sản xuất, hàng nông sản trừ các mặt hàng nông sản chưa chế biến "nhạy cảm".

Điều 4. Chương trình cắt giảm thuế quan và hưởng ưu đãi A. Chương trình cắt giảm thuế quan:

1. Các quốc gia thành viên thoả thuận chương trình cắt giảm thuế quan ưu đãi có hiệu lực như sau:

a) Giảm các mức thuế quan hiện nay xuống còn 20% trong thời hạn 5 năm kể từ ngày 1/1/1993 tuỳ thuộc vào chương trình cắt giảm thuế quan do từng quốc gia thành viên quyết định, và sẽ được thông báo khi bắt đầu chương trình. Khuyến khích các quốc gia thành viên áp dụng mức cắt giảm hàng năm theo công thức (X - 20)%/5 hoặc 8, trong đó X là mức thuế quan hiện hành tại mỗi quốc gia thành viên.

b) Sau đó giảm mức 20% hoặc thấp hơn trong thời hạn 5 năm. Mức cắt giảm tối thiểu là 5% lượng được cắt giảm. Chương trình cắt giảm thuế quan sẽ được các quốc gia thành viên quyết định và tuyên bố khi bắt đầu chương trình.

c) Đối với các sản phẩm với mức thuế hiện nay là 20% hoặc thấp hơn kể từ ngày 1/1/1993, các quốc gia thành viên sẽ quyết định chương trình cắt giảm thuế quan, và công bố ngày bắt đầu áp dụng chương trình cắt giảm.

2. Các chương trình cắt giảm thuế quan trên đây không ngăn cản các quốc gia thành viên cắt giảm ngay lập tức mức thuế quan của mình xuống còn 0 - 5% hoặc áp dụng một chương trình rút ngắn việc cắt giảm thuế quan.

B. Hưởng ưu đãi thuế quan:

1. Theo Điều 4.A.1.(a), các sản phẩm có thuế suất trên 20% có thể được hưởng ưu đãi nhưng không phải ưu đãi của sản phẩm có mức thuế suất dưới hoặc ở mức 20%.

2. Theo Điều 4.A.1.(b) và 4.A.1.(c) của Hiệp định này, các sản phẩm có mức thuế suất từ 20% trở xuống sẽ nghiễm nhiên được hưởng ưu đãi.

Điều 5. Các điều khoản khác

A. Các hạn chế về số lượng và các hàng rào phi thuế quan.

1. Các quốc gia thành viên sẽ xoá bỏ các hạn chế về số lượng đối với những sản phẩm trong chương trình CEPT sau khi được hưởng các ưu đãi áp dụng cho những sản phẩm đó.

2. Các quốc gia thành viên sẽ dần dần xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan trong thời hạn 5 năm sau khi được hưởng các chế độ ưu đãi.

D. Duy trì các chế độ ưu đãi.

Các quốc gia thành viên sẽ không xoá bỏ hoặc gây tổn hại tới bất cứ ưu đãi nào đã được thoả thuận thông qua việc áp dụng các biện pháp như cách xác định giá trị theo hải quan hoặc các biện pháp hạn chế thương mại khác, trừ trường hợp được quy định trong Hiệp định này.

1. Nhằm các mục tiêu của Hiệp định này, các Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) sẽ thành lập một Hội đồng cấp Bộ trưởng bao gồm mỗi quốc gia thành viên một người được chỉ định và tổng thư ký ASEAN. Ban thư ký ASEAN sẽ hỗ trợ cho AEM. Trong khi thực hiện các chức năng của mình, Hội đồng cấp Bộ trưởng này cũng sẽ được sự hỗ trợ của Hội nghị các quan chức cao cấp kinh tế (SEOM).

2. Các quốc gia thành viên có các thoả thuận song phương về cắt giảm thuế quan theo Điều 4 của Hiệp định này sẽ thông báo cho các quốc gia thành viên khác và cho Ban thư ký ASEAN về các thoả thuận đó.

Điều 9. Các ngoại lệ chung

Trong Hiệp định này không có Điều khoản nào ngăn cản bất kỳ quốc gia thành viên nào có hành động và áp dụng các biện pháp mà quốc gia đó thấy cần thiết nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ đạo đức xã hội, cuộc sống của con

Một phần của tài liệu ASEAN, APEC, WTO - Một sô vấn đề pháp ly (Trang 39 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w