Việt Nam với việc gia nhập APEC

Một phần của tài liệu ASEAN, APEC, WTO - Một sô vấn đề pháp ly (Trang 34 - 36)

Các thành viên APEC có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, chiếm 80% kim ngạch ngoại thương, 76% đầu tư trực tiếp nước ngoài, 50% viện trợ phát triển (ODA)(). Vì vậy, việc Việt Nam được kết nạp vào APEC sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác vốn có này; đồng thời là bước đi quan trọng tiến tới gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức lớn đối với Việt Nam khi chúng ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, hệ thống chính sách chưa đồng bộ, môi trường pháp luật còn nhiều thiếu sót.

Trước hết cần phải kể đến việc pháp luật trong nước chưa có quy định cụ thể về Quy chế tối huệ quốc và Đãi ngộ quốc dân; đây là hai nguyên tắc quan trọng của Luật kinh tế quốc tế. Chính vì vậy hiện nay trong hầu hết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực kinh tế đều đề cập đến 2 nguyên tắc này. Trên thực tế, đối với Việt Nam, hai nội dung này đã được nêu trong hơn 60 hiệp định thương mại song phương và nhiều hiệp định về bảo hộ đầu tư. Tuy nhiên, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa có quy định chi tiết về điều kiện và thủ tục dành hai chế độ này. Tính đến nay mới chỉ có trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định về Thuế xuất ưu đãi được áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thoả thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam(). Nhưng hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể cách thức, trình tự thủ tục áp dụng quy định này như thế nào. Chính vì vậy, đến lúc này cần phải có một văn bản quy phạm pháp luật, ít nhất là ở mức độ Pháp lệnh, quy định cụ thể về các quy chế này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam(). Ngoài ra cũng cần phải phải đề cập đến việc quy định chi tiết các biện pháp bảo vệ nền kinh tế trong nước trong quá trình hội nhập bằng các biện pháp tự vệ, thuế chống bán phá giá (antidumping duty), thuế bù trừ (countervailing duty)... nhằm tránh sự sử dụng không nhất quán và tuỳ tiện các biện pháp này. Về chính sách kinh tế vĩ mô có liên quan đến thương mại thì Việt Nam còn cần phải tiếp tục hoàn thiện và ban

hành các văn bản quy phạm pháp luật khác trong các lĩnh vực về mua sắm Chính phủ, về quản lý ngoại hối, quản lý xuất nhập khẩu, về hải quan, chính sách thuế v.v.

Bên cạnh đó, một nghĩa vụ mà Việt Nam cần phải thực hiện trong quá trình hội nhập đó là minh bạch hoá chính sách. Yêu cầu của nội dung này là việc ngoài tính công khai, chế độ thông tin, phổ biến của các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô còn cần có sự nhất quán của các chính sách này; ngoài ra trong các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà Nước ban hành cần phải có ngôn ngữ rõ ràng, tránh sự hiểu lầm.

Cuối cùng, để góp phần đảm bảo được sự công bằng trong các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường thì việc hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại là rất cần thiết; mà trong đó sự hoàn thiện, nâng cao chất lượng của các trung tâm trọng tài và đội ngũ luật sư là vô cùng quan trọng.

Việt Nam đã xây dựng xong Kế hoạch hành động quốc gia (IAP), đang tiến hành nghiên cứu xem xét tham gia Chương trình hành động tập thể (CAP) và các lĩnh vực tự nguyện tự do hoá sớm (EVSL). Hiện nay, khi trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn thấp, việc đưa ra cam kết và thực hiện những cam kết này buộc chúng ta phải có những nỗ lực to lớn trong hoạch định các chính sách quản lý kinh tế và xây dựng pháp luật. Đồng thời cũng buộc các doanh nghiệp trong nước cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của mình cũng như các cơ hội và thách thức đặt ra trong quá trình tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư. Cùng với việc Việt Nam được kết nạp làm thành viên chính thức của APEC vào tháng 11/1998, chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ đem lại cho người đọc những hiểu biết chung nhất về khuôn khổ pháp lý của APEC. Thông qua đó giúp người đọc thấy được rõ hơn những yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam khi tham gia vào APEC.

Toạ đàm giới thiệu về luật đầu tư, luật công ty và luật hợp đồng của một số nước ASEAN

Trên cơ sở chương trình hợp tác pháp luật giữa Bộ Tư pháp Việt Nam với JICA Nhật Bản năm 1998, trong thời gian từ 23 -25/6/1998. Bộ Tư pháp và JICA đã tổ chức cuộc Toạ đàm giới thiệu về Luật đầu tư, Luật công ty và Luật hợp đồng của một số nước ASEAN. Tham gia cuộc Toạ đàm về phía Việt Nam là các cán bộ công chức của các cơ quan nghiên cứu, các Bộ, ngành, các trường đại học và đại diện của một số công ty luật tại Hà Nội. Về phía Nhật Bản có sự tham gia của 2 chuyên gia là Bà Yuka Kaneko, Phó Giáo sư trường Đại học Tổng hợp Hiroshima và Ông Koji Suzuki, chuyên viên kinh tế cao cấp của Viện nghiên cứu phát triển và đầu tư Quốc tế, ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản.

Mục đích của Tọa đàm là nhằm giới thiệu bức tranh tổng quan và những đặc thù của pháp luật đầu tư, pháp luật công ty và pháp luật hợp đồng của một số nước ASEAN. Trên cơ cở đó các chuyên gia Nhật Bản đưa ra một số nhận xét

mang tính chất so sánh và góp ý cho phía Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp luật về đầu tư và kinh doanh. Cuộc tọa đàm đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện để các cán bộ pháp luật, các nhà nghiên cứu và thực tiễn Việt Nam tiếp cận với những thông tin mới của một số nước ASEAN, đồng thời giúp các chuyên gia nước ngoài hiểu được pháp luật của Việt Nam trong các lĩnh vực nêu trên. Kết quả của cuộc tọa đàm còn có giá trị trong việc tăng thêm kinh nghiệm cho cán bộ làm công tác, nâng cao hiệu quả của các hoạt động chuẩn bị cho quá trình hài hoà hoá pháp luật giữa các nước ASEAN và hội nhập khu vực Việt Nam.

Một phần của tài liệu ASEAN, APEC, WTO - Một sô vấn đề pháp ly (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w