- Loại năng lượng (mặt trời/gió/thủy triều/sóng biển) 3 Kỳ công bố: Năm.
2. Phân tổ chủ yếu: Một số loại nguyên liệu chủ yếu 3 Kỳ công bố: 5 năm.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Công Thương; - Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
8.5.1. Thu nhập bình quân một lao động có việc làm1. Khái niệm, phương pháp tính 1. Khái niệm, phương pháp tính
Thu nhập của lao động có việc làm là thu nhập từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất như lương gồm tiền làm thêm, tiền thưởng, tiền phụ cấp,… của những người lao động làm công ăn lương trong nền kinh tế. Các khoản thu nhập này có thể bằng tiền mặt hoặc hiện vật.
Thu nhập bình quân một lao động có việc làm là tổng số thu nhập thực tế tính bình quân một lao động làm công ăn lương.
Công thức tính: Thu nhập bình quân một lao động có việc làm = ΣWi × Li ΣLi Trong đó:
i: Thời gian tham chiếu (thường là 1 tháng);
Li: Số lao động làm công ăn lương tại thời điểm điều tra;
Wi: Thu nhập của lao động làm công ăn lương trong thời gian tham chiếu.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính; - Nghề nghiệp; - Nhóm tuổi;
- Dân tộc (Kinh và các dân tộc khác); - Ngành kinh tế;
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.
8.5.2. Tỷ lệ thất nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
Người thất nghiệp là những người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu hội đủ các yếu tố sau: Hiện không làm việc; đang tìm kiếm việc làm; sẵn sàng làm việc.
Số người thất nghiệp còn gồm những người hiện không có việc làm và sẵn sàng làm việc nhưng trong thời kỳ tham chiếu không tìm được việc do:
- Đã chắc chắn có một công việc hoặc một hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt đầu sau thời kỳ tham chiếu;
- Phải tạm nghỉ (không được nhận tiền lương, tiền công hoặc không chắc chắn quay lại làm công việc cũ) do cơ sở bị thu hẹp hoặc ngừng sản xuất;
- Đang trong thời gian nghỉ thời vụ;
- Bận việc đột xuất của gia đình hoặc ốm đau tạm thời.
Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp với lực lượng lao động.
Người thất nghiệp gồm cả những trường hợp: Sinh viên/học sinh/người nghỉ hưu nhưng đang tìm việc (toàn thời gian hoặc bán thời gian) và sẵn sàng làm việc trong thời kỳ tham chiếu; người làm nội trợ (hoặc làm các công việc nhà) cho gia đình mình nhưng đang tìm việc (toàn thời gian hoặc bán thời gian) và sẵn sàng làm việc trong thời kỳ tham chiếu.
Công thức tính:
Tỷ lệ thất nghiệp = Số người thất nghiệp x 100
Lực lượng lao động
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính; - Nhóm tuổi;
- Thành thị/nông thôn;
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
8.5.3. Tỷ lệ thiếu việc làm1. Khái niệm, phương pháp tính 1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ thiếu việc làm là tỷ lệ phần trăm số người thiếu việc làm trong tổng số người có việc làm. Công thức tính:
Tỷ lệ thiếu việc làm (%) = Số người thiếu việc làm x 100 Tổng số người có việc làm
Số người thiếu việc làm là những người làm việc dưới 35 giờ, mong muốn và sẵn sàng làm thêm giờ trong thời kỳ tham chiếu.
Trong đó:
- Mong muốn làm việc thêm giờ, nghĩa là: (i) muốn làm thêm một số công việc để tăng thêm giờ; (ii) muốn thay thế một trong các công việc đang làm bằng một công việc khác để có thể làm việc thêm giờ; (iii) muốn tăng thêm giờ của một trong các công việc đang làm, hoặc kết hợp 3 loại mong muốn trên. - Sẵn sàng làm thêm giờ, nghĩa là: Trong thời gian tham chiếu (một tuần) nếu có cơ hội làm thêm giờ thì họ sẵn sàng làm ngay.
- Làm việc dưới 35 giờ, nghĩa là: Họ đã làm việc dưới ngưỡng thời gian 35 giờ đối với tất cả các công việc đã làm trong tuần tham chiếu.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính; - Nhóm tuổi;
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật; - Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế; - Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.