Phân tổ chủ yếu: Loại hình kinh tế 3 Kỳ công bố: Năm.

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH BỘ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM (Trang 66 - 69)

- Loại năng lượng (mặt trời/gió/thủy triều/sóng biển) 3 Kỳ công bố: Năm.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình kinh tế 3 Kỳ công bố: Năm.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu

- Điều tra doanh nghiệp;

- Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

9.2.3. Tỷ lệ lao động có việc làm trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo1. Khái niệm, phương pháp tính 1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ lao động có việc làm trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là tỷ lệ phần trăm giữa số lao động có việc làm trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với tổng số lao động có việc làm.

Công thức tính:

Tỷ lệ lao động có việc làm trong ngành công nghiệp

chế biến, chế tạo (%) =

Số lao động có việc làm trong ngành công nghiệp

chế biến, chế tạo x 100 Tổng số lao động có việc làm 2. Phân tổ chủ yếu - Giới tính; - Nhóm tuổi. 3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.

9.3.1. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tín dụng tại các tổ chức tín dụng1. Khái niệm, phương pháp tính 1. Khái niệm, phương pháp tính

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô, bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.

a) Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

b) Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng nhưng không phải là doanh

nghiệp siêu nhỏ.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.

c) Doanh nghiệp vừa

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.

Công thức tính:

Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tín dụng tại

các tổ chức tín dụng (%) =

Số doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tín dụng tại các tổ chức tín dụng x 100 Tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa

2. Phân tổ chủ yếu

- Ngành kinh tế;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Chủ trì: Tổng cục Thống kê; - Phối hợp: Ngân hàng Nhà nước.

9.4.1. Tỷ lệ chi cho khoa học và công nghệ so với tổng sản phẩm trong nước1. Khái niệm, phương pháp tính 1. Khái niệm, phương pháp tính

Chi cho khoa học và công nghệ là tổng chi tiêu nội bộ trên lãnh thổ Việt Nam trong một thời kỳ nhất định, bao gồm cả các chi tiêu cho khoa học và công nghệ (hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ) trên lãnh thổ Việt Nam từ tất cả các nguồn nhưng loại trừ chi phí cho khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân người Việt Nam đầu tư ở ngoài lãnh thổ Việt Nam (gọi là tổng chi quốc nội cho khoa học và công nghệ). Tổng chi quốc nội cho khoa học và công nghệ được đo lường bằng cách cộng tổng các chi tiêu nội bộ của các đối tượng thực hiện chi cho hoạt động khoa học và công nghệ (chi tiêu nội bộ của: Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; cơ sở giáo dục đại học; tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ; cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp khác; doanh nghiệp và khu vực phi lợi nhuận).

Công thức tính: Tổng chi quốc nội cho

khoa học và công nghệ

=

Tổng chi tiêu nội bộ của đơn vị được thống kê khoa học và công nghệ trên lãnh thổ Việt Nam

=

Tổng chi tiêu nội bộ của đơn vị được thống kê khoa học và công nghệ trên lãnh thổ Việt Nam từ nguồn kinh phí do tổ chức, cá nhân Việt Nam cấp

+

Tổng chi tiêu nội bộ của đơn vị được thống kê khoa học và công nghệ trên lãnh thổ Việt Nam từ nguồn kinh phí do tổ chức, cá nhân nước ngoài cấp Tỷ lệ chi cho khoa học và công nghệ so với tổng sản phẩm trong nước được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ chi cho khoa học và công nghệ so với tổng sản phẩm trong

nước (%)

= Chi cho khoa học và công nghệ x 100 Tổng sản phẩm trong nước

- Nguồn cấp kinh phí; - Lĩnh vực nghiên cứu.

3. Kỳ công bố: Năm.4. Nguồn số liệu 4. Nguồn số liệu

- Chi cho khoa học và công nghệ: Chế độ báo cáo thống kê do Bộ Khoa học vả Công nghệ ban hành; điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; điều tra tiềm lực khoa học và công nghệ của các tổ chức khoa học và công nghệ;

- Tổng sản phẩm trong nước: Như nguồn số liệu của chỉ tiêu 8.1.1.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ; - Phối hợp: Tổng cục Thống kê.

9.4.2. Số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ1. Khái niệm, phương pháp tính 1. Khái niệm, phương pháp tính

Cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là người có trình độ từ cao đẳng trở lên trực tiếp tham gia và dành tối thiểu 10% thời gian vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc các khu vực hoạt động sau:

- Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình thức khác;

- Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp;

- Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác;

- Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp khác; - Doanh nghiệp.

Số cán bộ nghiên cứu quy đổi tương đương toàn thời gian (Full time equivalent- FTE) là số cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên trực tiếp tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được quy đổi sang tương đương toàn thời gian dựa trên mức độ sử dụng thời gian dành cho nghiên cứu và phát triển trong năm thống kê.

Một FTE là một người dùng toàn bộ (100%) thời gian làm việc của mình cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong 1 năm.

Như vậy số người chỉ dành một phần thời gian cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phải được tính quy đổi theo số người dành toàn bộ thời gian cho nghiên cứu và phát triển. Để tính số lượng quy đổi, cần phải biết số người dành một phần thời gian và số tỷ lệ thời gian mà từng người dành cho nghiên cứu và phát triển. Nếu một người dành 30% thời gian cho hoạt động nghiên cứu và phát triển và dành thời gian còn lại cho hoạt động khác (như dạy học, quản lý hành chính ở trường đại học; hướng dẫn sinh viên) người đó chỉ được coi là tương đương 0,3 FTE. Tương tự, một cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tuyển dụng toàn thời gian nhưng chỉ làm việc 6 tháng cho đơn vị nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thì người cán bộ này chỉ được tính tương đương 0,5 FTE.

Để tính được số FTE cần xác định được hệ số sử dụng thời gian cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của mỗi nhóm người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Công thức tính: Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (FTE) = Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ khu

vực tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển + Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ khu vực đại học x + Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ khu vực doanh nghiệp x hệ + (tương tự, theo khu vực hoạt động),....

công nghệ x hệ số quy đổi hệ số quy đổi số quy đổi

Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy hệ số quy đổi của tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là 1; khu vực đại học là 0,25; khu vực doanh nghiệp là 0,7; khu vực hành chính sự nghiệp là 0,16; khu vực phi lợi nhuận là 0,36. Hệ số quy đổi có thể được thay đổi theo từng giai đoạn. 2. Phân tổ chủ yếu - Trình độ chuyên môn; - Khu vực hoạt động; - Giới tính; - Lĩnh vực khoa học và công nghệ; - Độ tuổi. 3. Kỳ công bố: 2 năm.

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH BỘ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM (Trang 66 - 69)

w