Vẻ đẹp kiêu hùng, đầy tráng khí.

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong văn học việt bắc, tây tiến, số phận một con người (Trang 28 - 33)

1.1. Kiêu dũng, ngang tàng khi đối diện với chặng đường hành quân đầy gian khổ. • Người lính đối mặt với con đường hành quân thách thức, gian khổ.

Những từ láy tạo hình thăm thẳm, khúc khuỷu đã vẽ ra con đường hành quân gian khổ đầy ngoằn nghèo, gập ghềnh với những con dốc nối dốc, những con dốc vút lên cao rồi lại đổ xuống sâu thăm thẳm đầy rợn ngợp. Tác giả vô cùng linh hoạt trong việc vận dụng điệp từ “dốc” cùng với những câu thơ được viết bằng thanh trắc càng tô đậm thêm vẻ hiểm trở của những con đường hành quân.

• Đặt phông nền là chặng đường hành quân vô vàn gian khổ ấy, tác giả đã

khắc hoạ tư thế của người lính với vẻ ngang tàng, kiêu dũng: hình ảnh “súng ngửi trời”=>tô đậm sự ngang tàng của người lính. Hai chữ “ngửi trời” được dùng rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, vừa có chất tinh nghịch của người lính. Núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi thành cồn heo hút. Người lính trèo lên những ngọn núi cao dường như đang đi trên mây, mũi súng chạm tới đỉnh trời. Đây là kiểu đo độ cao rất lính, rất tếu táo và ngang tàng bộc lộ vẻ đẹp kiêu dũng của người lính làm chủ mây trời và thiên nhiên.

1.2. Vẻ đẹp ngạo nghễ, mạnh mẽ của người lính còn toát ra từ ngoại hình ốm yếu, mệt mỏi nhưng đậm chất bi tráng:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm “.

+ Đảo ngữ “ không mọc tóc” đã biến tư thế bị động của người lính sang chủ động rất ngang tàng. Đặc biệt là hai âm tiết kép đi liền với nhau cùng thanh trắc: mọc - tóc tạo nên hơi thở dứt khoát, mạnh mẽ, giọng thơ rắn rỏi bộc lộ ý chí ngang tàng và kiên cường của người lính.

+

+

Cái vẻ xanh xao, đói rét của những người lính qua cái nhìn của Quang dũng vẫn toát lên với cái oai phong, cái dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng nước độc. Cái vẻ oai phong, lẫm liệt ấy còn được tô đậm qua ánh mắt giận dữ của hổ.

Hình ảnh ”Mắt trừng gửi mông qua biên giới” rất dữ dội, được vẽ bằng nét bút gân guốc, khiến ng đọc hình dung khát vọng diệt giặc lập công của người lính như một ngộn lửa đang rực cháy mạnh mẽ.

1.3. Không những thế, vẻ đẹp hào hùng của người lính còn toát lên từ tư thế hi sinh kiên cường, bất khuất.

Chết chóc là hiện thực khốc liệt nhất của cuộc chiến và hẳn rằng nhà thơ phải vô cùng ám ảnh cho nên hơn một lần trong bài thơ, tác giả viết về cái chết. Hình ảnh hiện ra với vẻ vô cùng tang thương và ảm đạm: ở chốn biên cương xa xôi, giữa rừng thiêng nước độc là những nấm mồ thưa thớt và rải rác. Một khung cảnh hoang lạnh và hắt hiu khiến người đọc vô cùng xót xa và thương cảm . Thủ pháp đảo ngữ đưa tính từ “ rải rác” lên đầu vừa tô đậm vẻ hoang lạnh của cảnh vừa gợi cho người đọc nỗi nhói đau trước sự ra đi của người lính

• Tuy nhiên, hiện thực bi thương khốc liệt ấy đã bị mờ nhòa đi và thắp

sáng cho lí tưởng cao đẹp, quên mình, xả thân vì Tổ quốc của những người lính Tây Tiến: “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. “Đời xanh” là quãng thời gian đẹp nhất của đời người ấy vậy mà những người lính lại có thái độ vô cùng lạnh lùng: “Chẳng tiếc đời xanh”. Đâu ph ải vì họ không trân trọng phần đời lí tưởng, hoài bão và khát vọng mã bởi lẽ họ là những người sẵn sàng đi theo tiếng gọi của lí tưởng, sẵn sàng gác bút nghiên, tạm gác lại cuộc sống riêng tư, rời xa gia đình để tới nơi chiến tranh xảy ra ác liệt nhất, sẵn sàng từ bỏ những hưởng thụ, lợi ích riêng tư để nguyện hiến dâng đời xanh, tuổi trẻ vì nền hòa bình, độc lập của dân tộc. Nếu như trong những câu thơ nói về mất mát, hi sinh, nhà thơ đã sử dụng từ Hán Việt để những đau thương không trở nên quá trần trụi, nặng nề thì riêng ở câu thơ này, Quang Dũng lại chọn cách nói mang đậm chất khẩu ngữ. Chính những từ thuần Việt mộc mạc, đời thường ấy đã khiến cho câu thơ mang dáng dấp của một lời thề, một lời tuyên bố mạnh mẽ, rắn rỏi thể hiện quyết tâm đầy cháy bỏng, mãnh liệt. Câu thơi khiến người đọc nhớ đến lời của Thanh Thảo: “ Chúng tôi đi không tiếc đời mình Tuổi 20 làm sao không tiếc//Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20 thì còn chi Tổ Quốc”

Phải chăng, nhờ lí tưởng xả thân ấy đã nâng đỡ tâm hồn những người lính trẻ để giúp anh đối diện được với cái chết trong một tư thế thật bình thản, thật hào hùng? Cái chết hiện ra không những không bi lụy mà lại thấm đẫm tinh thần bi tráng.

2. Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.

2.1. Đó là tâm hồn say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên phương xa xứ lạ:

• Trong hơi sương lành lạnh của đêm, người lính Tây Tiến ngỡ ngàng nhận ra đâu đây hương hoa thoang thoảng: Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Đây có thể là những bó đuốc của người lính trong đêm hành quân được cảm nhận như những bó hoa lửa thắp sáng núi rừng âm u. Hay đây chính là những người lính Tây Tiến. Người ta bảo “người là hoa của đất”, phải chăng hoa là hình ảnh ẩn dụ cho những người lính giữa núi rừng. Hình ảnh gợi nhiều liên tưởng nhưng đều cho người đọc cảm nhận được tâm hồn lãng mạn của người lính Tây Tiến. Câu thơ đã diễn tả được tâm hồn nhẹ nhõm của người lính cũng như vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng. • Người lính sảng khoái, nhẹ nhõm trước vẻ đẹp thơ mộng của cảnh.

+ “Nhà ai pha luông mưa xa khơi”

Hình ảnh gợi ra bình dị, thân thương êm đềm và thơ mộng với hình ảnh bình nguyên trải rộng, ẩn hiện thấp thoáng những ngôi nhà bồng bềnh trong màn mưa rừng sương núi, giăng mắc trắng xóa giữa biển khơi. Câu thơ như một tiếng thở phào nhẹ nhõm của người lính Tây Tiến sau chặng đường hành quân vất vả, đứng lưng chừng núi và phóng tầm mắt ra xa, thu nhận những hình ảnh rất lãng mạn.Nghe trong câu thơ có tiếng reo ngỡ ngàng và ngạc nhiên của người lính. Đằng sau đó là niềm khao khát sum họp, khao khát sự bình yên và nỗi nhớ quê nhà trong tâm hồn người lính. + “ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ…

Cảnh sông nước hiện ra trong một buổi chiều sương giăng mắc bao phủ trắng cả không gian tạo ra một vẻ đẹp mờ ảo hư thực rất mĩ lệ. Trong buổi chiều sương ấy,

“ Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao gian khổ băng rừng vượt núi vất vả những người lính dừng chân ở một bản làng trong ngày mùa bội thu, được sống trong tình yêu thương, bao bọc chở che của đồng bào Tây Bắc, hương thơm của lúa chín, của bữa cơm ngày mùa ấm áp tình quân dân hay chính là hương thơm của tình nghĩa, tấm lòng thơm thảo của người dân khiến cho mảnh đất xa lạ cũng trở thành quê hương, khiến cho những người lính Hà Thành cảm thấy ấm lòng.

• Bên cạnh đó, người lính Hà Thành còn say mê xao xuyến trước vẻ đẹp của người con gái Tây Bắc trong đêm liên hoan văn nghệ lửa đuốc bập bùng: “ Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa..”

2.3. Người lính còn thể hiện khát vọng tình yêu và hạnh phúc. “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Đằng sau cái vẻ oai hùng, d ữ dằn b ề ngoài của họ, là nh ững tâm hồn, những trái tim rạo rực, khao khát yêu đương. Trong hành trình ra trận của những người lính ấp ủ một niềm thương nỗi nhớ về một dáng kiều thơm ở Hà Thành vương vấn một bóng hình yêu kiều và duyên dáng của Hà Nội. Nói cách khác, người lính ra trận không chỉ có lòng dũng cảm, ý chí chiến đấu mà còn có khát vọng tình yêu, hạnh phúc. Từng một thời bài thơ Tây Tiến được xem là buồn rớt, mộng rớt, tiểu tư sản vì chất mộng mơ trong câu thơ này. Nhưng thời gian đã chứng minh sự bất tử của nó, chất lãng mạn chính là liều thuốc tinh thần cho người lính vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt thời bấy giờ và nỗi nhớ, nỗi khát vọng của người lính là có thật. Đó là lãng mạn cách mạng chứ không phải lãng mạn kiểu “mộng hão”, “mộng rớt” của giai cấp tiểu tư sản như Hoài Thanh và một số nhà phê bình đã từng nhận xét.

2.4. Vẻ đẹp hào hoa lãng mạn của người lính còn toát lên qua tâm hồn lạc quan, tếu táo, coi nhẹ cái chết:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

Câu thơ làm cho người đọc nghĩ đến giấc ngủ vội vã, ngắn ngủi của người lính trên chặng đường hành quân. Con đường hành quân vất vả và mệt nhọc khiến cho người lính tranh thủ nghỉ ngơi, gục lên súng mũ.

Dường như trong hình ảnh của những chàng trai Hà Thành còn có hình ảnh những đấng trượng phu xưa, trai thời loạn ra đi không hẹn ước ngày về, gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao. Chết trong tư thế oai phong lẫm liệt như đấng trượng phu xưa:

“Rạch tả tơi đôi hài vạn dặm

Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”.

. Đánh giá3 3

3

3

.1. Nội dung:

• Thấp thoáng hình bóng của người tráng sĩ trong thơ ca xưa nhưng cũng mang dáng hình của người chiến sĩ thời hiện đại vừa có phong thái người nghệ sĩ

• Hình ảnh người lính đem đến một cái nhìn đa diện, nhiều chiều hơn về hình ảnh người lính trong thơ ca cách mạng.

.2. Nghệ thuật:

• Hình tượng thơ được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn kết hợp ta thực, kết hợp thành công các thủ pháp tương phản, phóng đại, so sánh.

Hình ảnh chân thực, bay bổng, khơi gợi nhiều giá trị tạo hình và biển cảm. Ngôn ngữ: • • + + +

Tính hình tượng giàu màu sắc tạo hình Giàu tính nhạc

Vừa đan cài nhiều từ Hán Việt bên cạnh ngôn ngữ hiện đại vừa cổ kính, trang trọng, vừa mới mẻ giống như những nốt thăng trầm trong một bản nhạc.

+ +

Sử dụng linh hoạt những từ lát để tạo ra điểm nhấn, ngôn từ mang tính chất lạ hoá Sử dụng những thán từ “ôi,ơi”, hư từ để tăng hiệu quả biểu đạt cảm xúc

NHÓM 3: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG “SỐ PHẬN MỘT CONNGƯỜI”- SÔ-LÔ-KHỐP. NGƯỜI”- SÔ-LÔ-KHỐP.

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong văn học việt bắc, tây tiến, số phận một con người (Trang 28 - 33)