Người lính thời hậu chiến

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong văn học việt bắc, tây tiến, số phận một con người (Trang 35 - 36)

1. Những vết thương khó lòng xoa dịu.

- “Số phận con người” là truyện ngắn mang tính nhân văn sâu sắc, truyện cho người đọc suy nghĩ nhiều hơn về số phận con người không chỉ trong chiến tranh mà đặc biệt là sau chiến tranh. Tác phẩm với một cách tiếp cận mới, đề cập tới những số phận người lín h trong chiến tranh với những hi sinh, mất mát về thân xác, những trận đòn dã man của phát xít nhưng hơn hết, đó còn là bi kịch tinh thần, là những ám ảnh thời hậu chiến – ám ảnh về nỗi đau kinh hoàng mà chiến tranh mang lại và nhất là sự hi sinh mất mát của họ về người thân trong gia đình. Đó là sự ân hận những việc làm không phải trong quá khứ với người vợ đã mất “anh rất ít khi trả lời thư vợ và nếu có viết thì cũng chỉ vài dòng ngắn ngủi” hay hành động xô đẩy ngã vợ mình khi Irina nói “anh Andray của em...chúng ta...sẽ không...còn thấy lại nhau trên đời này nữa..”. Những hành động, lời nói khi của vợ anh khi tiễn anh lên đường cứ ám ảnh đeo đẳng anh trong suốt cuộc đời “cho đến chết, cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời mình, tôi sẽ chết, nhưng tôi không thể tha thứ cho mình vì hành động đã đẩy vợ trong giây phút đó”. Hay là những hi vọng cuối cùng của anh bị chôn vùi trên nước Đức khi đứa con trai - niềm tự hào của anh đã ngã xuống. Phải chăng chính vì thế anh không thể quay lại mảnh đất có hình bóng người vợ và những đứa con đã mất? Sokolov phải sống với những ân hận, đau thương, những nỗi ám ảnh cứ giằng xé tâm can anh mà không thể nào nguôi ngoai “...hầu như đêm nào tôi cũng chiêm bao thấy những người thân quá cố...” Những niềm đau kí ức như thế mãi mãi còn loé sáng, làm đau đớn đời sống tinh thần hiện tại. Những hi sinh, mất mát do chiến tranh đem tới rõ ràng không thể chỉ tính trên phương diện vật chất mà phải đo bằng những vết thương mãi nhức nhối trong tâm hồn những người đi qua chiến tranh. Nỗi đau của Sokolov cũng chính là của tất cả những người lính đã từng tham gia chiến trận, những người đã tình nguyện đem tất cả hay một phần xương máu của mình nơi chiến trường oanh liệt mà đầy đau thương đó.

- Những giọt nước mắt của người lính đã không thể rơi trong cuộc chiến, rơi trước mặt kẻ thù, chúng dồn nén thành hình thành khối, đè nặng trong lòng người lính khi họ bước ra khỏi chiến tranh, để rồi dù người lính có cố gắng kìm nén, có mạnh mẽ đến

đâu vẫn không thể giấu nổi nỗi ám ảnh ấy. Họ khóc, khóc trong những giấc chiêm bao quá khứ, khóc đến “gối đẫm nước mắt”... Đau đớn hơn, đó lại là một nỗi buồn câm lặng mà Sokolov không thể chia sẻ, bộc bạch cùng ai, là nỗi buồn mà anh chỉ có thể nuốt ngược vào trong, một mình gặm nhấm trong những giấc mộng ban đêm...

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong văn học việt bắc, tây tiến, số phận một con người (Trang 35 - 36)