Nỗi đau thời chiến

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong văn học việt bắc, tây tiến, số phận một con người (Trang 33 - 34)

Hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ:

 Người lính bị bắt làm tù binh, bị giam giữ trong các trại tập trung, chịu sự hành hạ kinh khủng về thể xác. Bọn chỉ huy trại đấm vào mặt, vào mũi tù binh cho hộc máu ra; chúng gọi đó là trò “phòng bệnh cúm”. Chúng “sáng tạo” ra mọi cách cực kỳ man rợ để đánh đập bắn giết tù binh. Đêm và ngày, lúc lao động khổ sai và lúc bị nhốt sau hàng rào dây thép gai, Sokolov cũng như các tù binh khác bị cái chết bủa vây, bị tử thần rình rập:“ hai năm làm tù binh chúng đã dẫn tôi đi chẳng còn thiếu chốn nào!

Trong thời gian đó, tôi đã đi khắp nửa nước Đức... việc bắn giết đánh đập anh em ta thì nơi nào cũng giống nơi nào...đấm bằng tay đạp bằng chân, đánh bằng bất kỳ một thanh sắt nào vớ được, đó là chưa kể đến báng súng và những thanh củi hay thanh gỗ khác…”

Không chỉ vậy, những người lính còn bị bóc lột sức lao động. Họ phải làm việc trong những nhà máy hóa chất, trong hầm mỏ, quần quật từ sáng đến chiều. “Chúng tôi ai cũng gầy yếu mà công việc lại rất nặng nề”.

Bên cạnh đó, họ còn phải chịu sự thiếu thốn về lương thực, thực phẩm: “ăn uống thì nơi nào cũng giống nơi nào: lạng rưỡi bột bánh tạp nham lẫn mạt cửa, và cả món canh củ cải lõng bỏng…”. Đó là hình ảnh của người lính Nga trên mặt trận khắc nghiệt của Thế chiến II nói riêng hay cũng chính là hình ảnh của bao người lính trong chiến tranh nói chung.

 

- Nỗi đau mất người thân, một nỗi đau khủng khiếp không kém gì những đau đớn về thể xác, thậm chí còn có phần nặng nề hơn. Khi ra trận, Sokolov phải chia tay với vợ con, phải cố hy vọng vào một ngày gia đình đoàn tụ. Thế nhưng một thời gian sau lại hay tin vợ con đã bị bọn giặc thảm sát. Niềm an ủi và niềm hi vọng duy nhất và cuối cùng là đứa con lớn đầy sức sống và triển vọng lại hi sinh trước ngày chiến thắng.

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong văn học việt bắc, tây tiến, số phận một con người (Trang 33 - 34)