I. ĐẠI CƯƠNG
- Vết thương bàn tay là tổn thương hay gặp trong tai nạn lao động, tổn thương gân duỗi bàn tay là tổn thương thường gặp của bàn tay
- Gân duỗi là một gân dẹt, mỏng nên việc khâu nối phải cẩn thận không đứt
Vết thương bàn tay có tổn thương gân duỗi
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Khi vết thương có tình trạng nhiễm trùng
IV. CHUẨN BỊ 1. Người bệnh:
Thăm khám đầy đủ, hoàn chỉnh về hồ sơ và xét nghiêm. Chuẩn bị về tâm lý mổ hai thì cho người bệnh.
2. Người thực hiện:
Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình và người phụ.
3. Phương tiện trang thiết bị
Bộ dụng cụ phẫu tích bàn tay
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê 2. Kỹ thuật:
- Vệ sinh bàn tay kỹ
- Ga rô cánh tay: tốt nhất ga rô hơi với áp lực 200- 250mmHg, ga rô đuổi máu cho sạch phẫu trường.
- Rạch da chữ Z theo Bruner.
- Kỹ thuật khâu gân: Gân duỗi miệng nối khâu kiểu khâu vắt
- Khâu lại vết thương và đặt nẹp bột duỗi ngón, duỗi cổ bàn tay trong 3 tuần
VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ
- Theo dõi tình trạng vết thương, đầu ngón tay - Điều trị: Kháng sinh 5-7 ngày, giảm viêm
- Tập phục hồi sau mổ: sau 3 tuần bỏ nẹp tập PHCN
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Nhiễm trùng nặng làm sạch bỏ mảnh ghép
- Dính gân gấp nếu không tập PHCN, nếu muộn phải mổ gỡ dính