V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê 2. Kỹ thuật:
- Đánh rửa tay bằng xà phòng, nước muối vô khuẩn
- Ga rô cánh tay: tốt nhất ga rô hơi với áp lực 200- 250mmHg, ga rô đuổi máu cho sạch phẫu trường
- Rạch da mu cổ tay, bộc lộ đầu dưới xương quay và nền xương bàn 2,3. Đục bỏ vỏ xương, lấy mảnh xương chậu ghép vào, cố định khớp bằng kim kirschner hoặc nẹp tư thế duỗi ra sau 15-20 độ, đốt bàn 2,3 thẳng hang theo trục xương quay, cổ tay nghiêng tru 5-7 độ.
- Để bột tư thế 12 tuần
VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ
- Thay băng vệ sinh vết mổ, kê cao tay - Kháng sinh giảm viêm 5-7 ngày - Tập PHCN các ngón tay
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Sưng nề, tụ máu: Thay băng nặn dịch, gác tay cao - Khớp giả: Chiếm 5-20%, cần hàn lại khớp
- Nhiễm trùng: Dùng kháng sinh, tách chỉ thay băng.
35. PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM BAO HOẠT DỊCH CỦA GÂN GẤP BÀN NGÓNTAY TAY
I. ĐẠI CƯƠNG
- Viêm mủ bao hoạt dịch gân gấp là một nhiễm trùng bàn tay nặng, đáng sợ nhất là mất trượt gân, gây dính, làm hỏng cung cấp máu cho gân gây hoại tử gân
- Nguyên nhân thường do vết chọc bẩn, nguyên nhân thường do tụ cầu vàng
II. CHỈ ĐỊNH
Khi chẩn đoán qua 4 triệu chứng viêm mủ gân của Kanavel - Ngón tay ở tư thế gấp
- Cả ngón sưng to đều - Căng đau trên bao gân
- Vận động thu động duỗi ngón nhất là đầu ngón thì đau nhói
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Cần phân biệt với các loại nhiễm trùng khác bàn tay IV. CHUẨN BỊ
1. Người bệnh: Cần chẩn đoán và làm hồ sơ đầy đủ. Giải thích đầy đủ bệnh và quá trình điều trị
cho người bệnh.
2. Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ phẫu tích bàn tay, cấy vi khuẩn, làm kháng sinh đồ V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê 2. Kỹ thuật:
- Ga rô cánh tay: Tốt nhất ga rô hơi với áp lực 200- 250mmHg.
- Rạch da dọc bên ngón tay, thường rạch bên trụ, ngón 1 và 5 rạch bên quay, đường rạch dọc hơi ra phía sau mu tay, bóc tách tới bao gân, rạch bao hoạt dịch giữa ròng rọc A3 và A4.
- Đường rạch thứ 2 rạch ngang ở gan tay trên nếp gấp để dẫn lưu túi cùng trên bao hoạt dịch, cắt bỏ bao hoạt dịch giữa các ròng rọc, để lại day chằng vòng
- Bơm rửa sạch, lấy dịch cấy Vk, làm KSĐ - Dẫn lưu băng ép, nẹp bột, khâu muộn sau 48h
- Thay băng vết thương
- Kháng sinh phối hợp hai loại KS, tốt nhất dùng theo KSĐ - Nẹp bột bất động bàn tay
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Nhiễm trùng nặng viêm tấy bàn tay cần điều trị tích cực, vệ sinh tốt vết thương - Nhiễm khuẩn huyết; Dính gân gấp bàn tay: Phẫu thuật gỡ dính
36. PHẪU THUẬT KHX GÃY LỒI CẦU XƯƠNG KHỚP NGÓN TAY
I. ĐẠI CƯƠNG
Gãy bàn ngón tay khá phổ biến chiếm 30% tổng số gãy xương chi trên. Điều trị KHX bàn ngón nhằm mục đích làm liền xương, tránh cứng khớp, can lệch do bó bột. KHX bàn ngón giúp tạp cử động và trả về chức năng thật sớm.
II. CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh (NB) có chẩn đoán xác định bị gãy nội khớp xương bàn ngón tay trên lâm sàng và XQ.
- Gãy một lồi cầu
- Gãy cả hai lồi cầu (gãy chữ Y)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có bệnh lý kèm theo chống chỉ định phẫu thuật: Tim mạch, ĐTĐ …
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình, phụ phẫu thuật 2. Người bệnh:
- Chuẩn bị hồ sơ bệnh án, xét nghiệm, thủ tục hành chính đầy đủ. - Giải thích kỹ cho người bệnh và người nhà người bệnh trước mổ
3. Phương tiện, trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật phần mềm bàn tay V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Tê ĐRCT bên chi phẫu thuật 2. Kỹ thuật:
- Sát khuẩn, trải toan
- Rạch da một bên gân duỗi phía mu tay tương ứng với vị trí gãy xương. - Phẫu tích, bộc lộ ổ gãy, làm sạch diện gãy.
- Dùng dụng cụ giữ xương kéo nắn, đặt lại xương theo trục giải phẫu. - Xuyên kim Kirschner nhỏ chéo qua ổ gãy .
- Đóng vết mổ theo giải phẫu
- Bó bột cẳng bàn tay tăng cường 4- 6 tuần khi mổ nếu KHX không đủ vững.
VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ
- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, tại chỗ vết mổ - Kháng sinh 3 - 5 ngày
- Tập PHCN sau mổ
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Chảy máu: Băng ép cầm máu hoặc khâu cầm máu - Nhiễm trùng: tách chỉ, thay kháng sinh