I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật sử dụng mảnh da dày hoặc mỏng ghép cho các vùng khuyết da < 5 cm. Tùy thuộc vào vị trí, chức năng vùng khuyết da mà lựa chọn mảnh ghép da dày hay mỏng.
II. CHỈ ĐỊNH
- Vá da dày: với những vùng tỳ đè, cầm nắm.
- Vá da mỏng: tại những vị trí da mỏng, không có chức năng cầm nắm, tỳ đè chịu lực.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Vùng khuyết da tổ chức hạt mọc chưa tốt.
- Vùng khuyết da còn tình trạng viêm, nhiễm trùng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: phẫu thuật viên ngoại khoa chung đã được đào tạo vá da. 2. Người bệnh: chuẩn bị bệnh án, hồ sơ đầy đủ thủ tục hành chính.
3. Phương tiện: dao lấy da dày hoặc mỏng, bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh: Tùy thuộc vào vị trí lấy mảnh ghép, vùng khuyết da. 2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ.
3. Kỹ thuật:
- Đánh giá chức năng vùng khuyết da để quyết định vá da dày hay mỏng. - Đánh giá diện tích vùng khuyết da.
- Gây tê tại chỗ vùng lấy da:
- Lấy da dày: Da đầu, da bụng, nếp bẹn là những vị trí hay sử dụng. - Lấy da mỏng: Da cánh tay, cẳng tay, đặc biệt da mặt ngoài đùi. - Làm sạch mảnh ghép
- Mảnh ghép da dày: Làm sạch tổ chức mỡ, tổ chức dưới da. - Mảnh ghép da mỏng: Làm sạch tổ chức máu, fibrin mặt trong. - Làm sạch vùng khuyết da bằng nước muối sinh lý, thấm khô.
- Vá da dày:
+ Đặt mảnh ghép vào vùng khuyết da, khâu các mép mảnh ghép mép vết thương. + Đặt gạc dày ép lên vùng ghép da, cố định bằng khâu hoặc băng chun.
- Vá da mỏng: trải đều mảnh ghép lên vùng khuyết da, tránh nhầm mặt trong và mặt ngoài. - Cố định mảnh ghép bằng gạc mỡ, băng chun.
- Thay băng sau 3-5 ngày.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1. Theo dõi:
- Theo dõi băng vết thương. - Tình trạng mảnh ghép.
2. Xử trí tai biến:
- Mảnh ghép bị hoại tử: Đánh giá lại tổ chức hạt, nếu chưa tốt cần thay băng, kích thích tổ chức hạt mọc.
- Nhiễm trùng: Loại bỏ mảnh ghép nếu cần thiết, thay băng, khi tình trạng ổn định mới quyết định ghép.