6. Giới hạn đề tài
1.3.2. Xử lý plasma
Tương tự như xử lý corona, xử lý plasma là sự ion hóa điện của chất khí. Tuy nhiên, công nghệ plasma hoạt động ở các mức điện áp thấp hơn nhiều với tốc độ bắn phá electron xảy ra lớn hơn 100 lần so với xử lý corona. Công nghệ này tối uu hóa việc sử dụng các khí hóa học, sinh ra các phản ứng hóa học được kiểm soát để hoạt hóa bề mặt vật liệu.
Tia plasma chứa các ion dương, electron, các nguyên tử hoặc phân tử khí trung tính và tia UV. Ngoài ra còn có các nguyên tử hoặc phân tử khí đã được kích thích, mang một lượng lớn năng lượng bên trong. Điều này giải thích lý do tia plasma phát sáng, ánh sáng được phát ra khi các hạt trung tính bị kích thích này giảm xuống mức năng lượng thấp hơn. Trong quá trình xử lý, tất cả các thành phần này sẽ tương tác với bề mặt vật liệu. Bằng cách lựa chọn hỗn hợp khí, công suất, áp suất…, chúng ta có thể điều chỉnh tác động của tia plasma.
Thông qua một bước xử lý, công nghệ này có thể tạo ra ba tác động lên bề mặt vật liệu. Đối với vật liệu nhựa, tia plasma phân địa tầng trên bề mặt vật liệu, làm giảm khả năng bám bẩn của các tạp chất trong không khí, như bụi. Tiếp theo, plasma làm sạch các chất bẩn hữu cơ khỏi bề mặt vật liệu, biến hydrocarbon thành carbon dioxide và hơi nước. Cuối cùng, plasma hoạt hóa bề mặt vật liệu đã được làm sạch bằng cách thay thế các liên kết hydrocarbon trơ bằng các nhóm hydroxyl và carbonyl phản ứng mạnh hơn. Điều này làm tăng năng lượng bề mặt của nhựa, tạo liên kết mạnh hơn với các chất kết dính, mực in hoặc chất tráng phủ - có nghĩa là độ bám dính tốt hơn.
Một số vật liệu áp dụng công nghệ xử lý plasma:
- Nhựa, bao gồm PEEK, PTFE, PP và PE.
- Màng phức hợp.
- Thủy tinh, kim loại và gốm sứ.