6. Giới hạn đề tài
2.4. Tổng quan về in thử trong và ngoài nước
2.4.1. Thế giới
Theo báo cáo thị trường mới nhất của Smithers Pira, tương lai của kỹ thuật số so với in Offset đến năm 2024 cho thấy sản lượng toàn cầu được đo bằng hàng tỷ bản in A4 là 49.665 vào năm 2019, để duy trì đến năm 2024. Về mặt giá trị, sản lượng in tăng từ 808,3 tỷ đô la vào năm 2019 và sẽ tăng 862,7 tỷ đô la vào năm 2024 - CAGR là 1,3%. Thị trường in kỹ thuật số, đặc biệt là máy in phun là một phần ngày càng quan trọng và có giá trị trong thị trường in nói chung. Chiếm 13,5% tổng sản lượng thị trường trong năm 2014, con số này đã tăng lên 17,4% vào năm 2019. Do đó máy in kỹ thuật số đã một phần thay thế công việc của các phương pháp in truyền thống: Offset, Flexo, Ống đồng và một phần hỗ trợ mô phỏng kết quả sản phẩm in cuối cùng của các phương pháp in truyền thống đặc biệt là Offset. Những đổi mới kỹ thuật và sự thay đổi trong nhu cầu thị trường sẽ tiếp tục hỗ trợ xu hướng này đến năm 2024, đẩy tỷ lệ của kỹ thuật số lên 21,1%. Điều này sẽ thấy kỹ thuật số xâm chiếm không gian mới trong các thị trường chính như bao bì, nhãn, tag. Tăng khả năng cạnh tranh trong thời gian dài hơn với một thế hệ máy móc thông lượng cao mới và cung cấp dòng doanh thu mới cho các nhà cung cấp dịch vụ in.
Để đảm bào rằng hình ảnh in ra, hình ảnh trên màn hình và hình ảnh trên tờ in thử gần giống nhau thì việc ứng dụng máy in kỹ thuật số có quản lý màu là hết sức cần thiết. Do đó mà máy in kỹ thuật số ra đời ngoài việc phục vụ nhu cầu in nhanh còn phục vụ nhu cầu tạo mẫu thử ký mẫu màu, nhưng không phải lúc nào cũng chính xác. Một trong những quyết định gần đây nhất được đưa ra trong ngành công nghiệp in là trả lời câu hỏi, “Liệu tờ in thật và tờ in thử có giống nhau?”. Dù nó được thực hiện bất cứ ở đâu, tại phòng chế bản, xưởng in hay bởi người mua của một hệ thống in thử hay bởi Hiệp hội chứng nhận hệ thống in thử đó là một quyết định mà ngày nay dựa trên một so sánh trực quan.
Nhiều người, đặc biệt là những người cố gắng chứng nhận hệ thống in thử, muốn có thể sử dụng dữ liệu đo để dự đoán chất lượng tờ in thử so với tờ in thật. Mục tiêu cuối cùng là loại bỏ yếu tố con người so sánh trực quan với tất cả sự không chắc chắn và sai lệch cá nhân của nó.
Trong các cuộc thảo luận gần đây về in thử kỹ thuật số tại cuộc họp ICC ở Orlando đã xác định nhu cầu mô tả các biến liên quan đến cả việc in thử từ dữ liệu số và sử dụng dữ liệu đo lường để xác định độ chính xác của tờ in thử và mô tả mục tiêu dữ liệu. Hai vấn đề này có liên quan mật thiết với nhau hơn người ta có thể đoán từ cái
nhìn đầu tiên. Là một phần của việc xác nhận bất kỳ hệ thống in thử kỹ thuật số, điều quan trọng là phải xác định và phân bổ sự thay đổi liên quan đến việc đưa ra các tờ in thử riêng lẻ.
Đầu tiên, để quản lý màu sắc chúng ta cần mô tả đặc điểm của thiết bị in thử. Điều này liên quan đến việc in một bảng màu tham chiếu (1), đo giá trị (2) và sau đó tạo một hồ sơ màu (profile) cho máy in thử từ dữ liệu này (3). Profile của máy in thử sẽ được kết hợp với profile của máy in thật (mô tả điều kiện in thật) (4) để in ra tờ in thử (testform) (1). Sau khi đo giá trị các ô màu trên tờ testform của máy in thử (5), kết quả sẽ được so sánh với dữ liệu tham chiếu chuẩn hoặc giá trị đo được từ testform của máy in thật (6). Từ đó dẫn đến các yếu tố gây ra sự biến đổi:
(1)Tính không ổn định của máy in thử (sự khác biệt giữa lần in bảng màu tham chiếu và lần in tờ testform).
(2)Sai số trong quá trình đo bảng màu tham chiếu được sử dụng để mô tả đặc tính của máy in thử.
(3)Các lỗi xảy ra trong quá trình xây dựng hồ sơ của máy in thử.
(4)Các lỗi tính toán trong hệ thống quản lý màu khi áp dụng các hồ sơ màu cho dữ liệu.
(5)Sai số trong quá trình đo màu tờ testform của máy in thử. (6)Sai số trong quá trình đo màu tờ testform của máy in thật.
Từ đó, các chuyên gia nghiên cứu và phát triển ra các chuẩn nhằm mục đích tính toán và bù trừ các sai lệch trong quá trình sản xuất. Dưới đây là một số chuẩn có đề cập đến vấn đề liên quan.
ISO/TC130 - Đo lường mức độ biến thiên trên một tờ in và giữa các tờ in của một hệ thống in thử sao cho có thể đưa ra ước tính về độ biến thiên dự kiến giữa một tờ in được sử dụng để mô tả.
CIE, TC130 hoặc ASTM - Ước tính về độ không đảm bảo của phép đo so màu rất quan trọng đối với việc so sánh trực tiếp các phép đo tờ in thử và tờ in thật. Các ước tính này cần có các quy định cho các phép đo được thực hiện với một thiết bị duy nhất, được thực hiện với nhiều thiết bị giống nhau và được thực hiện với nhiều thiết bị khác nhau.
CIE Division 8 (với sự trợ giúp từ TC130 và các nhóm ngành) - tiêu chí so sánh màu có thể được sử dụng để xác định độ chính xác giữa các bản sao (giữa tờ in thử với tờ in thật, giữa các tờ in thử...) của các dữ liệu in phức tạp.
CIE TC8-02 - Phương pháp đánh giá sự khác biệt về màu sắc của phần tử in, đã dành nhiều năm qua để nghiên cứu các vấn đề và đã hoàn thành một cuộc khảo sát tài liệu toàn diện bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá sự khác biệt màu sắc của hình ảnh in kỹ thuật số.
Ngoài ra còn có một số nhóm ngành công nghiệp ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới đang cố gắng phát triển các cách để chứng nhận hệ thống in thử, tức là, khả năng của một hệ thống in thử cho ra tờ in dựa trên điều kiện in cụ thể. Các nhóm ngành tham gia vào hoạt động này là SWOP, GRACoL, SNAP, IFRA, PPA (Anh), SICOGIF (Pháp), ECI/FOGRA. Cho đến nay vẫn không có sự tương tác sâu rộng giữa các nhóm đánh giá hệ thống in thử và những người nhìn vấn đề so sánh từ góc độ lý thuyết hơn.
2.4.2. Việt Nam
Ngành in Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước đổi mới về công nghệ để đi kịp với các nước trên khu vực và thế giới. Sự đổi mới thể hiện rõ rệt nhất là công nghệ CTP mà nhiều nhà in hiện nay đang áp dụng cho công ty của mình. Việt Nam là nước có trình độ nhân lực trẻ dồi dào, có khả năng tiếp cận và nắm bắt khá nhanh những thay đổi công nghệ mới – đó chính là điều kiện sống còn khi hiện nay công nghệ đi đôi với sự phát triển.
Hiện nay thị trường in kỹ thuật số đang có những bước phát triển vượt bật tại Việt Nam các hãng máy in nổi tiếng như Fuji Xerox, Konica Micolta, Epson, HP, Ricoh mang đến các thiết bị in kỹ thuật số mở ra thị trường rộng lớn.
Ngày 07 tháng 5 năm 2016 - Fuji Xerox Việt Nam ra mắt dòng hệ thống in Acuity, bước đột phá cho thị trường in Việt Nam. Sử dụng công nghệ in phun UV tiên tiến, Acuity đem đến những ứng dụng mới cho hoạt động quảng cáo, trang trí nội thất và các ngành công nghiệp.
Trong triển lãm quốc tế vể công nghệ in lụa và kỹ thuật số, Epson mang đến các dòng máy SC-F9270, SC-F6270, SC-F2000 hiện đại, ngoài ra còn có dòng máy cao cấp nâng cao chất lượng tờ in như hỗ trợ tái tạo tờ in thử như Epson Surecolor SCP9000 dòng máy in phun với công nghệ in Piezo giúp bản in có độ chuyển màu chính xác chất lượng hình ảnh.
Tại hội chợ ngành in Print Pack 2017 Konica Micolta mang đến những dòng máy như bizhub PRESS C71CF là máy in nhãn kỹ thuật số có công suất ấn tượng với chất lượng in cao, JETVARNISH 3DS với iFoils là máy in kỹ thuật số sản xuất hoàn thiện với phủ UV, dập nổi kỹ thuật số và ép nhũ nóng, METEOR Unlimited Colors là máy
cung cấp giải pháp ép nhũ trực tiếp kỹ thuật số với khả năng in dữ liệu biến đổi để tạo ra các sản phẩm in riêng biệt và duy nhất.
In thử trong các quy trình in không chỉ với phương pháp in Offset tờ rời, hầu hết các phương pháp in đều cần phải tạo một sản phẩm mẫu trước khi bắt đầu quy trình sản xuất sản lượng. Ngày nay với sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của các phương pháp in kỹ thuật số góp phần làm cho quy trình tạo tờ in thử trở nên cần thiết, dễ dàng hơn và góp phần nâng cao chất lượng sản xuất cho quy trình in sản lượng. Tuy nhiên, đối với các dòng sản phẩm bao bì mềm, sticker, nhãn dán, tem bảo hành ngày càng được ưa chuộng tuy nhiên vật liệu không thấm hút như decal nhựa hiện nay ít có công ty in nào ở Việt Nam quan tâm đến việc tạo tờ in thử trên vật liệu này do chưa có tiêu chuẩn cụ thể nào quy định các thông số kiểm soát màu. Đối với vật liệu decal nhựa, đặc biệt là decal nhựa trong, màu sắc sau khi in có thể có sự khác biệt so với màu sắc khi sử dụng (dán lên bề mặt sử dụng), do có tính trong suốt nên màu in sẽ bị ảnh hưởng bởi lớp nền dán. Do đó, việc nghiên cứu tính chất và phương pháp quản lý màu thực hiện tạo tờ in thử bằng máy in KTS trên decal nhựa (trong và đục) là hết sức cần thiết.
2.5. Phân loại và chức năng các loại tờ in thử
Tờ in thử được chia thành hai loại chính: Art proof (tờ in thử KTS) và Press proof (tờ in vỗ bài). Tờ in thử KTS còn được phân thành bốn loại theo công dụng kiểm tra: tờ in thử thiết kế cấu trúc (dành cho bao bì giấy), tờ in thử nội dung (trắng đen), tờ in thử sơ đồ bình (cho ấn phẩm) và tờ in thử ký mẫu màu (composite proof). Ngoài ra còn một loại là Soft proof, nhưng nó không được gọi là tờ in thử mà là file duyệt mẫu, được sử dụng chủ yếu cho các sản phẩm có thiết kế đơn giản.
2.5.1. Tờ in thử thiết kế cấu trúc (sản phẩm hộp)
Đối với các sản phẩm có thiết kế đặc biệt, cần có sự thống nhất giữa khách hàng và nhà in về kiểu dáng, kích thước như: hộp giấy, khây, túi giấy… Đây là tờ in thử cần có chữ ký của khách hàng để đảm bảo những rủi ro, sai sót.
Hình 2.3 Tờ in thử thiết kế cấu trúc
Một file in hoàn chỉnh là file tổng hợp của chữ, hình ảnh, đồ hoạ, thiết kế cấu trúc (đối với sản phẩm hộp), số màu in kể cả màu pha vì thế trên một file in có thể bao gồm nhiều chi tiết được quản lý chặt chẽ của nhân viên chế bản. Ngoài ra, trên file còn chứa những layer để có tạo các khuôn cấn bế, khuôn ép nhũ, khuôn dập chìm nổi, khuôn tráng phủ từng phần. Để tránh các rủi ro, sai sót trước khi xuất file cần phải in thử file để tránh các lỗi sau:
- Các lỗi chính tả.
- Xuất hiện các chi tiết không cần in.
- Các đường guideline, hình ảnh không đúng với thiết kế của khách hàng.
- Các lỗi chi tiết đồ hoạ.
- Hiển thị các layer không cần in.
Vì thế sau công đoạn dàn trang cần phải in thử file dàn bao gồm tờ in hoàn chỉnh, các tờ in tách màu, các chi tiết có gia công sau in để kiểm tra cụ thể dựa vào mẫu nội dung yêu cầu của khách hàng. Tờ in thử này in bằng máy in trắng đen để bàn và không cần đúng kích thước thành phẩm, cần có chữ ký của khách hàng để sử dụng làm nội dung mẫu cho các công đoạn sau.
Công đoạn in thử này không chỉ để kiểm tra các chi tiết của công đoạn chế bản mà còn là các báo cáo giữa các công đoạn trong toàn quy trình, các kết quả được lưu trữ và quản lý. Khi có những sai sót của đơn hàng khi in và gia công tờ in việc truy suất lỗi ở bộ phận trước sẽ nhanh chóng dễ dàng nhanh chóng.
2.5.3. Tờ in thử kiểm tra vị trí (sơ đồ bình)
Tờ in thử kiểm tra sơ đồ bình là tờ in thử giống tờ in sản lượng với máy in Offset tờ rời. Tờ in này phải có đủ các chi tiết về bon chồng màu, bon thành phẩm, thang kiểm tra màu, các bù trừ khoảng cách để bộ phận chế bản kiểm tra lần cuối cùng trước khi chuyển sang công đoạn làm phim trong công nghệ CTF hoặc ghi kẽm trong công nghệ CTP.
Kiểm tra các định vị, vị trí, có độ dài khoảng bù trừ nhíp giữa các máy in và máy gia công thành phẩm trong các công đoạn tiếp theo. Tờ in còn dùng để kiểm tra sơ đồ bình, các khoảng cách bù trừ giữa các sản phẩm khi thành phẩm để đảm bảo các tờ in sau khi in có thể bắt tay sách tự động hoặc khoảng cách giữa các hộp đủ lớn để làm khuôn bế.
Tờ in kiểm tra sơ đồ bình được in trắng đen có thể in khổ lớn đúng với kích thước thật của tờ in hoặc in bằng máy in để bàn để kiểm tra vị trí sơ đồ gấp tay sách mà không cần kích thước chính xác, do nhân viên chế bản kiểm tra.
Hình 2.5 Tờ in thử kiểm tra sơ đồ bình
2.5.4. Tờ in thử ký mẫu màu
Tờ in thử ký mẫu với khách hàng là tờ in để cam kết giữa khách hàng và nhà in đảm bảo về màu sắc và nội dung của tờ in. Tờ in này thường có hai dạng chỉ thể hiện mỗi sản phẩm hoặc thể hiển tất cả các yếu tố của bài in sản lượng về kích thước, hình ảnh, đồ hoạ, chữ, tất cả các chi tiết có trên sản phẩm và phục chế được màu sắc gần nhất với kết quả của bài in thật. Đây là tờ in xác định yêu cầu khách hàng về màu sắc cuối cùng của sản phẩm của họ. Nếu khách hàng không chấp nhận nhà in sẽ phải chỉnh sửa lại file theo yêu cầu khách hàng.
Với nhà in tờ in thử màu sắc giúp nhà in đánh giá khả năng phục chế màu sắc của nhà in. Dự đoán trước kết quả của quá trình in trước khi sản xuất.
Với khách hàng tờ in thử màu sắc giúp khách hàng biết trước kết quả của sản phẩm trước khi in trong một phạm vi sai số cho phép. Từ đó khách hàng có thể đánh giá sản phẩm, thay đổi nếu cần thiết.
Trong quy trình sản xuất để có thể tạo được tờ in này nhà in cần phải có đáp ứng nhiều yếu tố phục chế, vật liệu và công nghệ.
Tờ in thử ký mẫu với khách hàng phải được in màu bằng máy in kỹ thuật số và in đúng với kích thước thật của sản phẩm. Khách hàng khi đã đồng ý với màu sắc và nội dung của tờ in sẽ ký tên vào tờ in đó và giữ một bản, nhà in sẽ giữ một bản – tờ in này sẽ là tờ in mẫu cho quá trình in.
Hình 2.6 Tờ in thử ký mẫu
2.5.5. Tờ in vỗ bài
Đây là tờ in được in trực tiếp bằng máy in sản lượng, khách hàng ký duyệt trong quá trình sản xuất. Đôi khi có một số khách hàng không ký duyệt mẫu qua mẫu màu in kỹ thuật số mà ký duyệt trực tiếp trên tờ in canh bài, nếu không đồng ý màu sắc ở bất kì vị trí nào trên tờ in thì nhà in phải điều chỉnh ngay lập tức. Nếu khách hàng đồng ý thì ký tên lên tờ in đó và tờ in đó được xem như bài mẫu cho công đoạn in và các công đoạn sau đó.
Tờ in vỗ bài không phải lúc nào cũng có, tùy thuộc vào nhu cầu ký duyệt của khách hàng. Tờ in vỗ bài đôi khi in theo tiêu chuẩn hoặc in theo mong muốn của