ISO 1365 5– Tiêu chuẩn về điều kiện đo quang phổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu in proof cho vật liệu không thấm hút (Trang 94)

6. Giới hạn đề tài

1.4. ISO 1365 5– Tiêu chuẩn về điều kiện đo quang phổ

Điều kiện đo quang phổ:

Hình PL 1.1 Một số dạng hình học đo lường và khuynh hướng sai lệch về màu sắc Nền lót:

- Lót đen: Nền đen mờ với mật độ 1,5 ± 0,2.

- Lót trắng: Nền màu trắng mờ không chứa OBA (2009: L* trong khoảng 92 đến 96).

Điều kiện chiếu sáng:

- M0: Dành cho bất kỳ mục đích khi vật liệu nền (giấy) và mực không chứa huỳnh quang (OBA – chất làm tăng độ sáng).

- M1-1: Sử dụng khi vật liệu nền hoặc mực hoặc cả hai có chứa OBA.

- M1-2: Sử dụng khi chỉ có vật liệu nền chứa OBA (cần kiểm tra mực in chắc chắn không chứa OBA).

- M2: Sử dụng khi giấy chứa OBA, nhưng muốn lọc bỏ hiệu ứng của chất này.

Bảng PL 1.5 Điều kiện chiếu sáng M0, M1-1, M1-2, M2

Điều kiện đo M0 M1-1 M1-2 M2

Nguồn sáng A D50 400-700 (nm) 300-410 (nm)

Đo hiệu ứng của chất OBA ● ●

Đo mực chứa huỳnh quang ●

Đo vật liệu không có OBA ● ● ● ●

PHỤ LỤC 2

THÔNG SỐ THIẾT BỊ SỬ DỤNG THỰC NGHIỆM 2.1. Máy in kỹ thuật số Ricoh Pro C7200x

Máy in kỹ thuật số Ricoh Pro C7200x có nhiều cải tiến hơn so với nền tảng phiên bản Pro C7100X trước đó rất thành công, bao gồm cải thiện độ ổn định màu nhờ hiệu chỉnh tự động với các cảm biến nội tuyến và đăng ký được cải thiện với chức năng điều chỉnh tự động. Ngoài ra, còn có thêm đơn vị màu in thứ năm giúp cung cấp phạm vi rộng hơn cho các ứng dụng in giá trị gia tăng với khả năng mới để in màu trắng lót cộng với bốn màu CMYK trong một lần chạy. Ricoh Pro C7200x còn giới thiệu thêm mực đỏ vô hình, hồng neon và vàng neon lý tưởng cho ứng dụng in bảo mật, tạo các hiệu ứng đặc biệt.

Với khả năng in được trên nhiều loại vật liệu khác nhau: Couche, Fort, decal, giấy đen… với định lượng tối đa 360g/m2. Chất lượng hình ảnh tái tạo tối đa lên đến 2.400 x 4.800 dpi mang lại hình ảnh chất lượng cao tương tự như sản phẩm in Offset.

Hình PL 2.1 Cấu tạo máy in Ricoh Pro C7200x Chú thích:

1. Khay giấy đầu vào 3. Đèn báo hiệu

2. Màn hình điều khiển 4. Khay đựng mực

5. Đơn vị in (thứ tự in từ phải sang trái K > C > M > Y > W)

2.2. Nguyên lý hoạt động

Hình PL 2.2 Nguyên lý hoạt động của máy in Ricoh Pro C7200x

Bột từ được trộn chung với mực in (bột) nhằm tích một điện tích cho mực in. Thanh tích điện sẽ tích lên toàn bộ bề mặt trống ảnh một điện tích trái ngược với điện tích của bột mực in. Giấy sẽ được tích điện cùng điện tích với trống ảnh.

Tia laser được quét lên trống ảnh qua gương đa giác quay liên tục  tia laser lần lượt quét lên bề mặt trống. (Tia này có cường độ mạnh hay yếu tùy thuộc vào độ đậm nhạt của từng điểm ảnh và nó chiếu lên bề mặt trống làm giảm điện trở trên đó). Những vị trí điện tích thấp (~0) thì không hút mực, còn những vị trí có điện tích cao sẽ hút mực. Lượng mực nhiều hay ít tùy vào cường độ của điểm tích điện khi trục truyền mực truyền mực lên trống ảnh tạo nên nội dung của trang cần in.

Mực thông qua trục truyền mực được truyền lên trống ảnh (do mang hai điện tích trái dấu), sau đó mực trên trống ảnh sẽ truyền xuống giấy (do mang hai điện tích trái dấu). Tờ in mang mực sẽ theo băng truyền đến bộ phận sấy.

Bộ phận sấy có cặp hai con lăn: một có cấu tạo là một trục rỗng, bên trong là đèn gia nhiệt hay còn được biết đến là đèn thạch anh. Đèn gia nhiệt có nguồn sáng tử ngoại (hay ánh sáng xanh mạnh) được làm từ hơi thủy ngân trong ống hồ quang. Con lăn còn lại được bọc lớp đệm cao su có vai trò tạo áp lực và có độ bám giấy tốt hơn. Cả hai con lăn cũng được phủ lớp Teflon (một lớp phủ tương tự trong chảo chống dính) giúp mực và giấy không bị dính với các trục khi đi qua.

Khi vật liệu mang mực đi qua bộ phận sấy, trục sấy được gia nhiệt (từ 100oC đến 200oC tùy thuộc vào loại giấy) và cùng với lực ép của trục sấy còn lại, mực in nóng chảy bám chặt lên bề mặt của vật liệu.

PHỤ LỤC 3

THIẾT LẬP THÔNG SỐ MÁY IN

3.1. Khai báo vật liệu mới trên máy in KTS Ricoh Pro C7200x

Bước 1: Chọn Tray Paper Setting. Sau đó chọn khay vật liệu đầu vào. Bước 2: Chọn Add New để có thể tạo mới.

Hình PL 3.1 Giao diện của Tray Paper Setting

Bước 3: Thiết lập các thông số cho vật liệu: tên, kích thước, định lượng…

Bước 4: Sau đó, nhấn Save Paper để lưu file vật liệu sau khi đã thiết lập (tên file: Decal trong 330x390 thien).

- Thực hiện việc cân chỉnh lại chất lượng mật độ hình ảnh trước khi bắt đầu in: Chọn Machine: Image Quality trong Adjustment Settings for Operators.

Hình PL 3.3 Cân chỉnh chất lượng mật độ hình ảnh

3.2. Tạo Profile cho máy in KTS Ricoh Pro C7200x 3.2.1. Định chuẩn 3.2.1. Định chuẩn

Bước 1: Khai báo vật liệu, cân chỉnh mật độ hình ảnh, độ chính xác chồng màu.

- Khai báo vật liệu: Tạo/chọn file giấy đã tạo sẵn dựa theo tên, định lượng, kích thước giấy.

Bước 2: Cân chỉnh bằng phần mềm Fiery Command WorkStation 6, sử dụng máy đo màu EFI ES-2000. Sử dụng Create calibration trong trường hợp sử dụng điều kiện in mới và thông số trong lần canh chỉnh đầu tiên sẽ được chọn là chuẩn, những lần canh chỉnh sau chỉ cần chọn Recalibrate và dựa trên chuẩn để điều chỉnh.

- Chọn Calibration trong Job Center.

- Create calibration để thực hiện tạo mới profile và cân chỉnh thiết bị với điều kiện in mới hoặc Recalibrate để cập nhật các giá trị mới cân chỉnh giống với tiêu chuẩn.

Hình PL 3.4 Giao diện của Calibration

- Đặt tên cho file cân chỉnh (Ricoh_proC7200x_decaltrong), có thể load file thông số đo vào bằng cách chọn vào dấu mũi tên bên cạnh chữ Next. Ở những lần cân chỉnh sau chỉ cần chọn file tên Ricoh_proC7200x_decaltrong để thực hiện việc cân chỉnh cho giấy decal trong.

Hình PL 3.6 Giao diện Update calibration

- Patch Layout trong Calibration để thiết lập máy đo, số lượng ô trong Testchart để đo, kích thước Testchart:

+ Instrument: chọn ES-2000. + Patch set: chọn 51 random. + Chart size: chọn A4.

- Bấm Print để thiết lập điều kiện in và in bảng Testchart (xem bảng 3.6, mục 3.4.1 , trang 56)

Hình PL 3.8 Thiết lập trong thẻ Media

Hình PL 3.9 Giá trị mặc định của thẻ Color

- Chọn OK để in bảng Testchart.

- Sau khi in bảng Testchart, chọn Measuring trong Get Measuring, bắt đầu tiến hành đo bảng màu.

Hình PL 3.10 Cân chỉnh máy đo ES-2000

- Thiết bị đo màu EFI ES-2000 sẽ được canh chỉnh bằng cách đặt lên đế đo trước khi tiến hành đo bảng Testchart. Sau khi canh chỉnh máy đo xong, nhấn Next để bắt đầu đo.

Hình PL 3.11 Bảng testchart sau khi đo bằng thiết bị ES-2000

Hình PL 3.12 Kết quả sau khi đo ở dạng dữ liệu số

- Xem kết quả sau khi đo. Chọn View Measurements để xem các giá trị màu theo dạng đồ thị. Ngoài ra, chúng ta có thể ẩn hiện giá trị và đường biểu thị của giá trị đo hoặc giá trị target hoặc từng màu.

Đối với việc Recalibrate, các bước thực hiện đều tương tự như nững bước thực hiện Create Calibration, nhưng kết quả vừa được đo sẽ được so sánh với chuẩn. Từ đó, ta sẽ biết được sự khác biệt giữa giá trị D-Max của mỗi màu trong cột đo và giá trị đó trong cột chuẩn.

Hình PL 3.14 Kết quả đo và thông số chuẩn ở dạng đồ thị

+ Nếu chênh lệch ≤ 0.3 và ≥ -0.3 đối với màu Cyan, Magenta và Black hoặc nếu chênh lệch ≤ 0.1 và ≥ -0.1 đối với màu Yellow, hãy chuyển sang bước tiếp theo.

+ Nếu chênh lệch ≥ 0,31 và ≤ -0,31 đối với màu Cyan, Magenta và Black hoặc nếu chênh lệch ≥ 0,11 và ≤ -0,11 đối với màu Yellow, hãy thực hiện [Execute Developer Refreshing], sau đó quay lại từ đầu.

- Chọn Apply & Close để có thể hoàn tất việc cân chỉnh thiết bị. Các giá trị được đo sẽ được cân chỉnh lại tự động dựa theo các giá trị chuẩn.

3.2.2. Tiến hành

Dùng công cụ Verifier của phần mềm Fiery XF và thiết bị đo ES-2000 để đo bảng IT 8/7.4R ES-2000.

Bảng PL 3.1 Thiết lập Printing preferences khi in bảng IT 8/7.4 ES-2000

Đặc điểm Thông số

Media

Paper Catalog Decal trong 330x390 thien

Input Tray Tray 4

Paper type Normal

Paper weight Paper weight 5 (163.1-220 g/m2)

Paper size 330 x 390 (mm)

Color

Color Mode CMYK

Output Profile Fiery Pro C7200-C7210 Plain v1RF

CMYK Source ColorWiseOFF

CMYK rendering intent Relative Colorimetric

RGB Source sRGB (PC)

RGB rendering intent Photographic

Specialty Color (Đối

với TN 2)

Apply white toner Full pages

Bước 2: Kết nối với thiết bị đo EFI ES-2000 và cân chỉnh thiết bị trước khi tiến hành đo.

Bước 3: Chọn Preference để thiết lập thiết bị đo, chọn bảng Testchart.

Bảng PL 3.1 Thiết lập Preferences khi tiến hành đo bảng IT 8/7.4 ES-2000

Đặc điểm Thông số

Measuring devices EFI ES-2000

Chart or wedge selection EFI Proofing Chart IT 874R ES-2000

Light source for spectral data conversion D-50 Observer angle for spectral data

conversion 2

o

Hình PL 3.15 Thiết lập trong Preferences Bước 4: Bấm Measure để tiến hành đo.

Hình PL 3.16 Tiến hành đo bảng IT 8.7/4R ES-2000 Bước 5: Đặt tên và lưu giá trị đo thành file .txt.

Bảng PL 3.2 Tên các file đo cho các loại Decal

Giấy Decal Tên

Decal trong RICOH_PRO_C7200x-DECALTRONG

Decal trong lót trắng RICOH_PRO_C7200x_DECALTRONG_WHITE

Decal đục RICOH_PRO_C7200x_DECALDUC

Hình PL 3.17 Kết quả đo bảng IT 8/7.4R ES-2000

3.2.3. Tạo profile

Dùng công cụ Color Tool của phần mềm Fiery XF để tạo Profile cho máy in KTS Ricoh Pro C7200x.

Bước 1: Chọn Create Profile from Measurement để tạo Profile bằng bảng giá trị đo có sẵn.

Hình PL 3.18 Giao diện của Color Tool

Bước 2: Chọn Measurement file để chọn file dữ liệu đo có sẵn. Chọn file vừa đo ở công đoạn Tiến hành.

Bước 3: Thiết lập loại mực, điều kiện đo sử dụng.

Hình PL 3.20 Giao diện của Apply setting Bước 4: Đặt tên và lưu Profile.

Bảng PL 3.3 Tên Profile cho các loại Decal

Giấy Decal Tên

Decal trong Toner CMYK_RICOH_PROC7200X_DECALTRONG_24.7

Decal trong in lót trắng

TONER_CMYK_WHITE_RICOH_PROC7200X_ DECALTRONG_30.7

Decal đục Toner CMYK_RICOH_PROC7200X_DECALDUC_31.7

3.3. Gán Profile và in Testpage

Gán Profile vào phần mềm RIP EFI Fiery Command Workstation

Bước 1: Trong Device Center chọn mục Profiles  Import  Output để có thể thêm profile vào danh sách profile đầu ra.

Hình PL 3.21 Giao diện của Device Sever

Bước 2: Trong hộp thoại Output Profile Settings, thiết lập các thông số cần thiết:

- Profile Description: Toner CMYK (Profile sử dụng cho mực Toner).

- Media Type: Any Uncoated Media (Dùng cho vật liệu không tráng phủ).

Hình PL 3.22 Thiết lập Output Profile Settings Bước 3: Bấm OK để hoàn thành việc gán Profile

In Testform

Bước 1: Mở Testform và bấm Print để thiết lập các thông số khi in

Bảng PL 3.4 Thiết lập khi in bảng Testform

Đặc điểm Thông số

Media

Paper Catalog Decal trong 330x390 thien

Input Tray Tray 4

Paper type Normal

Paper weight Paper weight 5 (163.1-220 g/m2)

Paper size 330x390 (mm)

Color

Color Mode CMYK

Output Profile Toner (1)

CMYK Source ISOCoated_v2_300_eci (2)

RGB Source sRGB (PC)

RGB rendering intent Photographic (3)

Hình PL 3.24 Thiết lập thẻ Color

PHỤ LỤC 4

4.1. Bảng Testchart

Canh chỉnh máy in Ricoh Pro C7200x bằng cách in bảng test chart do nhà sản xuất cung cấp và đo giá trị Lab, phần mềm Fiery Command WordStation sẽ tự tính toán ra giá trị.

Hình PL 4.1 Bảng Testchart

Bảng PL 4.1 Bảng Thông tin trên tờ Testchart

Đặc điểm Thông số

Page 1/1

Color Space CMYK

Created 2019-07-31

Instrument EFI ES 2000

Instrument Filter M1 – D50 UV included

Patch set 51 random

Server 192.168.1.198/192.168.1.198

Printer Pro C7200Sseries E-45A PS US1.0

4.2. Bảng màu IT8.7/4

Hình PL 4.2 Bảng màu EFI Profing IT8.7-4R ES 2000

Có nhiều loại test chart khác nhau, mỗi loại sẽ có số lượng ô màu cũng như giá trị thông số khác nhau, số lượng ô càng nhiều thì tính chính xác càng cao.

4.3. Testform

Hình PL 4.3 Tờ in in thử Testpage_fogra của EFI (1) Hình trắng đen

- Hình được chia thành hai phần: một nửa gồm ba thành phần màu CMY và nửa còn lại là chế độ Grayscale (chỉ có màu Black).

- Kiểm tra cân bằng xám, chất lượng hình ảnh grayscale. (2) Hình tông sáng

- Hình gồm hai người mặc chủ yếu là đồ len (nhiều chi tiết nhỏ) và người phụ nữ có tóc màu vàng hoe.

- Kiểm tra khả năng tái tạo tông sáng, màu da người và các chi tiết nhỏ (len). (3) Gamut màu

- Hình chân dung người phụ nữ đang cầm chong chóng bảy màu (các màu với độ bão hòa trải đều khắp gamut màu).

- Kiểm tra giới hạn gamut màu của máy in, tái tạo màu da người, kiểm tra tông màu sáng, tối (shadow) và trung tính (midtones).

(4) Hình rau củ

- Hình bao gồm nhiều loại rau củ quen thuộc với các tông màu khó tái tạo (như cam, tím, xanh lá...).

- Kiểm tra khả năng tái tạo màu sắc ngoài rìa gamut màu (khó tái tạo) và các màu mang tính gợi nhớ (như màu đỏ của cà chua, màu nâu của vỏ hành tây). (5) Hình chân dung

- Hình em bé có đôi mắt xanh dương, đội khăn màu xanh lá với nền trắng.

- Kiểm tra khả năng tái tạo màu da người, các màu nhạy với mắt người (RGB), và các chi tiết nhỏ (lông của cái khăn).

(6) Hình tông tối

- Hình ảnh em bé tóc xoăn nâu với nền đen.

- Kiểm tra khả năng tái tạo màu và các chi tiết nhỏ (tóc) ở vùng tông tối và khả năng tái tạo tông màu nâu.

(7) Hình tông khó tái tạo

- Hình bao gồm các tông màu khó tái tạo (như cam, nâu, tím, da người…).

- Kiểm tra khả năng tái tạo màu sắc. (8) Hình xánh trung tính

- Hình cận mặt của con mèo xám.

- Kiểm tra khả năng tái tạo màu và các chi tiết nhỏ (lông mèo) ở vùng xám trung tính.

(9) Thang đo màu Ugra/Fogra Media Wedge CMYK EPS V3.a Proof

Các yếu tố kiểm soát của thang màu máy in kỹ thuật số CMYK, để cung cấp khả năng tương thích với dữ liệu đặc tính, nên chọn càng nhiều ô màu kiểm soát từ các tổ hợp giá trị mực của ISO 12642-2. Các loại ô cần có trên màu

- 6 ô tông nguyên C, M, Y, K, R, G, B.

- 12 ô tông màu trung tính và tông tối của 6 màu C, M, Y, K, R, G, B.

- Ô màu đen 100% và 5 ô tông xám.

- 5 ô chồng màu CMY tương ứng 5 ô tông xám bên trên.

- 1 ô mô phỏng màu vật liệu in.

PHỤ LỤC 5

KẾT QUẢ ĐO THANG MÀU UGRA FOGRA-MEDIAWEDGE V3.0A Bảng PL 5.1 Giá trị đo của các thực nghiệm

STT TN 1 TN 2 TN 3 L a b L a b L a b 1 49.75 -21.36 -49.42 50.71 -22.57 -45.13 51.6 -25.06 -49.39 2 60.9 -23.07 -41.13 62.21 -20.6 -34.93 63.73 -21.05 -38.02 3 76.89 -12.12 -23.15 77.27 -12.72 -17.33 77.73 -11.59 -21.64 4 85.75 -4.48 -11.55 85.45 -5.57 -4.09 86.11 -6.77 -11.37 5 89.22 0.28 -6.46 88.52 -1.97 -1.63 92.05 -3.51 -4.43 6 49.71 65.43 -3.23 50.23 63.15 -3.05 50.33 71.09 -5.56

Một phần của tài liệu Nghiên cứu in proof cho vật liệu không thấm hút (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)