Các phương pháp in sản lượng trên vật liệu không thấm hút

Một phần của tài liệu Nghiên cứu in proof cho vật liệu không thấm hút (Trang 41)

6. Giới hạn đề tài

1.4. Các phương pháp in sản lượng trên vật liệu không thấm hút

Bảng 1.8 Các phương pháp in sản lượng trên vật liệu không thấm hút

Phương

pháp in Đặc điểm Nguyên lý Vật liệu

Offset tờ rời Là phương pháp in phẳng, phần tử in và phần tử không in nằm trên cùng mặt phẳng. Phần tử in nhận mực và phẩn không in đẩy mực, đó là do tác động vật lý của hiện tượng xen giữa hai bề mặt chung.

Trong quá trình in, hệ thống cấp ẩm sẽ phủ lên 1 lớp mỏng dung dịch làm ẩm cho phần tử không in, đồng thời hệ thống cấp mực sẽ cấp mực cho phần tử in. mực in từ bản in thông qua ống cao su truyền đến bề mặt vật liệu. Kim loại, nhựa, giấy ghép màng Metalized, decal Offset cuộn Màng metalized, màng nhựa, decal Flexo Là kỹ thuật in cao, các phần tử in trên khuôn in nằm cao hơn các phần tử không in. Hình ảnh trên khuôn in ngược chiều, được cấp mực bằng trục anilox, sau đó truyền mực trực tiếp lên vật liệu in qua quá trình ép in.

Mực in được cấp cho khuôn in nhờ trục anilox. Trục anilox là một trục kim loại, bề mặt được khắc lõm nhiều ô nhỏ (cell). Trong quá trình in, trục được nhúng một phần trong máng mực, mực sẽ lọt vào các ô trên bề mặt trục, phần mực nằm trên bề mặt sẽ được dao gạt mực gạt đi. Sau đó khuôn in sẽ tiếp xúc với trục và nhận mực từ trong các cell trên bề mặt trục in. Màng metalized, màng nhựa, decal Ống đồng

phẳng, độ nông sâu của các phần tử in thể hiện tầng thứ của bài mẫu, những vùng tối ứng với độ sâu lớn hơn những

Khi trục bản in quay trong máng mực, mực (dạng lỏng) được cấp lên bề mặt khuôn in sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in, sau đó dao

Màng metalized, màng nhựa, decal

Phương

pháp in Đặc điểm Nguyên lý Vật liệu

vùng sáng. Trong quá trình in ống bản đóng vai trò vật cứng ống ép in là ống cao su đóng vai trò là vật mềm. gạt sẽ gạt mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, và khi ép in mực trong các chỗ lõm dưới áp lực in sẽ truyền sang bề mặt vật liệu. Đây là phương pháp bản in truyền mực trực tiếp lên vật liệu in.

In lưới

Là quá trình in mà hình ảnh được truyền nhờ mực in đi xuyên qua lỗ trống của bản in đến bề mặt của vật liệu in. Lớp mực dày phù hợp cho việc in phủ.

Dạng bản in phẳng: Bản in được gắn lên khung và vật liệu in được đặt trên mặt bàn phẳng song song với nó. Trên mặt bàn in được gắn với các tay kê để định vị vật liệu in, khi in dao gạt đươc di chuyển tự động theo nhịp đưa vào của vật liệu, máy in lưới cho phép áp lực dao gạt ổn định.

Dạng phẳng-trục: Bản in có dạng hình trụ. Dạng máy in này cho phép in các vật liệu ở dạng cuộn cũng như tốc độ in được cải thiện hơn. Bản in phẳng, vật liệu in được đặt trên trục và di chuyển theo hướng quay của trục. Bản in và trục ép di chuyển tương ứng với nhau nhờ đó mực được truyền qua lỗ đến vật liệu in do dao gạt mực đứng yên. Dạng trục- trục: Khuôn in có dạng trục. Bản in, vật liệu in Thủy tinh, Tấm nhựa

Phương

pháp in Đặc điểm Nguyên lý Vật liệu

và ống ép in di chuyển đồng bộ với nhau. Mực in bên trong lòng ống bản truyền thẳng vào vật liêu in, dao gạt đứng yên.

In KTS

Là kỹ thuật in không dùng bản in. Thông tin có thể thay đổi ở mỗi tờ in.

Hệ thống in được điều khiển trực tiếp bằng một chương trình RIP có nhiệm vụ

chuyển đổi các lệnh

postscript sang dạng ảnh bitmap được yêu cầu bởi bộ phận ghi của máy ghi phim trên cơ bản hoàn toàn bằng kỹ thuật số. Tùy theo yêu cầu ứng dụng kỹ thuật in NIP, hình ảnh có thể được ghi lại thông qua một vật mang trung gian – bề mặt để ghi lại hình ảnh (kỹ thuật electro-photography, ống quang dẫn sẽ ghi hình ảnh liên tiếp lên giấy và sau đó ống này lại được ghi lại hình ảnh mới bằng tia sáng và lại tiếp tục ghi sang giấy), hoặc hình ảnh được ghi trực tiếp mà không cần vật trung gian (như trong in phun).

Màng nhựa, Thủy tinh, gạch men, decal

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ TỜ IN THỬ 2.1. ICC Profile là gì?

ICC Profile - hồ sơ màu dùng để mô tả khả năng ghi nhận và phục chế màu (gamut) của một thiết bị trên nền giao thức chuẩn được định nghĩa bởi Hiệp hội màu quốc tế (ICC). ICC Profile đại diện cho một danh sách các trị số màu được quy định một cách có hệ thống đến các trị số màu thiết bị phù hợp bằng các giá trị CIELAB. Tất cả các hệ thống quản lý màu hiện nay đều sử dụng ICC Profile để đảm bảo rằng hình ảnh in ra, hình ảnh trên màn hình và hình ảnh in trên thiết bị in thử phải gần giống nhau. Một hồ sơ màu sẽ cho biết khả năng phục chế màu của một thiết bị như máy quét, màn hình và máy in. Có 3 loại hồ sơ màu:

2.1.1. Hồ sơ màu tự tạo (Custom profile)

Hồ sơ màu được tạo cho thiết bị bằng cách sử dụng các công cụ đo, các mẫu kiểm tra, các phần mềm tạo hồ sơ màu. Đây là phương pháp thường sử dụng nhất trong quản lý màu. Hồ sơ màu tự tạo là hồ sơ được tạo riêng cho thiết bị trong điều kiện thực tế của thiết bị đó. Những hồ sơ màu được tạo bởi người dùng là một loại hồ sơ màu tốt nhất vì chúng mô tả một cách chính xác các đặc tính của và trạng thái của thiết bị. Tạo một custom profile là một trong những bước quan trọng trong quá trình quản lý màu. Do đó việc tạo tự ICC profile theo các thiết bị cụ thể, theo từng điều kiện in của từng nhà in được đang được ưa chuộng.

ICC profile của nhà sản xuất không đặc trưng cho một thiết bị cụ thể nên nhìn chung không có sự ổn định cho thiết bị.

2.1.2. Hồ sơ màu của hãng sản xuất (Generic profile)

Là hồ sơ màu do nhà sản xuất thiết bị cung cấp, thường được cài đặt như trình điều khiển thiết bị (driver), tuy nhiên nhiều thiết bị có driver cài đặt nhưng lại không có hồ sơ màu. Nhà sản xuất thường cung cấp profile chung cho mỗi thiết bị. Nó thường được cung cấp ở những website và hoặc kèm theo các đĩa CD driver của thiết bị. Loại hồ sơ màu này đại diện cho một thiết bị trung bình của hãng sản xuất.

2.1.3. Hồ sơ màu theo chuẩn quy định (Process profile)

Đối với các thiết bị tuân thủ các chuẩn cụ thể nào đó như sRGB, SWOP ta có thể sử dụng các hồ sơ màu đã được tạo ra sẵn cho các chuẩn này. Những loại hồ sơ màu này được thiết lập và sử dụng rộng rãi, các trình ứng dụng như Adobe Photoshop đều có các loại hồ sơ màu chuẩn này. Trong hệ thống quản lý màu có nhiều thiết bị. Mỗi thiết bị có một không gian màu riêng (khoảng phục chế màu riêng), thay vì cố gắng

chuyển đổi dữ liệu màu từ thiết bị này đến thiết bị khác, hệ thống quản lý màu sẽ nối kết từng thiết bị đến không gian màu trung tâm. Tương tự như vậy, nếu có giá trị màu RGB, muốn biết giá trị thực của màu, ta dùng hồ sơ màu để thể hiện giá trị màu RGB giống như việc sử dụng tỷ giá hối đoái để ước tính lượng tiền. Một profile sẽ cho biết giá trị điểm ảnh thể hiện màu gì.

2.2. Khuynh hướng diễn dịch màu

Không gian màu (gamut) có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý màu sắc. Rất nhiều hình ảnh từ máy quét hay máy ảnh kỹ thuật số sẽ có màu sắc mà máy in không có khả năng tái tạo. Nếu một màu không thể in được, hệ thống quản lý màu sẽ phải tìm sự thay thế. ICC đã chỉ định bốn tiêu chuẩn thay thế màu được gọi là hướng diễn dịch màu.

Hình 2.1 Khuynh hướng diễn dịch màu Màu xanh: profile gốc; Màu cam: profile đích.

Perceptual: Thường được sử dụng cho các ảnh chụp có thể từ việc quét ảnh, máy ảnh KTS hay trong các kho chứa ảnh. Quá trình này có xu hướng làm thay đổi màu sắc của bản gốc, vì vậy không đảm bảo bản sao sẽ giống với bản gốc, nhưng vẫn duy trì các mối quan hệ tông màu trong hình ảnh đem lại màu sắc dễ chịu. Ngoài ra, hướng diễn dịch này còn duy trì sự cân bằng màu xám trong một hình ảnh. Thông thường, hướng diễn dịch màu này sẽ đem lại kết quả đầu ra với độ bão hòa thấp hơn khi in các màu ngoài nằm ngoài gamut. EFI sử dụng tên Photographic cho hướng diễn dịch này.

Saturation: Thường được sử dụng cho các biểu đồ và đồ thị trong bài thuyết trình với mong muốn màu sắc nổi bật tươi sáng. Hướng diễn dịch này sẽ di chuyển các màu sắc nằm ngoài không gian màu về phía rìa của gamut màu đích để bão hòa và có tác động hơn. Mục đích này sẽ làm cho hình ảnh trở nên nhiều màu sắc hơn bằng cách sử dụng toàn bộ gam màu của thiết bị đích. Tuy nhiên, hướng diễn dịch này chỉ

tạo ra màu sắc bão hòa hơn nhưng không đảm bảo khớp chính xác màu in với màu hiển thị (EFI sử dụng tên Presentation cho hướng diễn dịch này).

Absolutecolorimetric: hướng diễn dịch màu này giữ nguyên các màu của không gian màu gốc nếu các màu này nằm trong không gian màu đích, các màu nằm ngoài không gian màu đích sẽ được thay đổi để kéo về rìa của không gian màu đích. Phương pháp này so sánh điểm trắng của không gian màu gốc và điểm trắng của không gian màu đích rồi chuyển dịch các màu tương ứng sao cho nó gần giống với màu nhất, với điểm sáng (màu vật liệu) được mô phỏng lại. Thường được sử dụng khi in thử hay duyệt mẫu trên file. Ta phải đảm bảo rằng không gian màu của máy in thử (đích) lớn hơn không gian màu của máy in thật (gốc). Khi làm việc với các màu pha nên sử dụng kiểu phục chế màu này.

Relative colorimetric: Ngược lại với hướng diễn dịch màu Absolute, nó thường được sử dụng khi chuyển đổi từ không gian màu CMYK sang không gian màu CMYK khác và không quan tâm đến nền vật liệu. Khi sử dụng kiểu phục chế màu này, một số màu gần giống nhau trong không gian màu gốc có thể ánh xạ thành một màu đơn trong không gian màu đích. Thường được sử dụng khi in thử với vật liệu sử dụng trong điều kiện in thật.

2.3. Tại sao phải tạo tờ in thử

Theo báo cáo thị trường gần đây nhất của Smithers PIRA, tổng sản lượng in được dự báo sẽ giảm nhẹ từ 48,8 nghìn tỷ tờ A4 năm 2017 xuống còn 48,1 nghìn tỷ vào năm 2022. Ngược lại, giá trị tổng thể sẽ tăng ở mức 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 785,0 tỷ đô la năm 2017 lên 814,5 tỷ đô la vào năm 2022 – cho thấy rằng tiềm năng gia tăng giá trị vẫn tồn tại. Tỷ lệ thay đổi và lợi nhuận trong tương lai thay đổi theo một số tiêu chí - quy trình in, vật liệu in, ứng dụng và khu vực địa lý. Ví dụ, thị phần cho các hệ thống kỹ thuật số (mực và máy in phun) sẽ tăng từ 16% đến 20% trong giai đoạn dự báo.

Theo biểu đồ về thị trường in thế giới theo các phương pháp in trong khoảng năm 2008-2018 (Hình 2.2) của Smither PIRA, ngành in KTS tăng mạnh từ 9,5% tổng doanh thu thế giới năm 2008 lên 17% vào năm 2018 (tăng 7,5%). Ngành in KTS dần thay thế các công nghệ truyền thống trong một số lĩnh vực như các ấn phẩm (sách, báo, tạp chí…) hay các sản phẩm mang tính thương mại (tờ rơi, bao thư…). Tuy nhiên, nó vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn, các ngành in truyền thống vẫn giữ vững vai trò của mình trong lĩnh vực bao bì và nhãn hàng. Chúng ta có thể thấy được thông qua nhu cầu in Offset tờ rời và Flexo vẫn tăng, Offset tờ rời tăng 0,6% và Flexo tăng

1,8% (2008-2018), và công nghệ in Offset chiếm hơn 60% tổng doanh thu của thế giới.

Hình 2.2 Biểu đồ về thị trường in thế giới theo các phương pháp in (2008-2018)

(Nguồn: Smithers PIRA (The Future of Global Printing to 2018), Jakoo Pöyry, Primir, Global Insight)

Nhu cầu của khách hàng cũng như nhà in hiện nay nhấn mạnh về tốc độ in, tốn ít chi phí nhưng vẫn phải đạt chất lượng. Để đạt được những yêu cầu đó, chúng ta không được mắc lỗi sai trong suốt quy trình sản xuất, nhưng đây là điều không thể tránh khỏi. Xét về phía công nghệ, quy trình sản xuất cơ bản đặc trưng bao gồm các quá trình tạo mẫu kéo dài phức tạp, chế tạo khuôn in, in, gia công thành phẩm và các quá trình kiểm tra chất lượng cuối mỗi công đoạn để nhằm mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm in, đặc biệt là bao bì và nhãn hàng, ngày càng trở nên đặc sắc hơn để thu hút người tiêu dùng. Sản phẩm in nhiều màu, kết hợp bốn màu truyền thống với màu pha, sử dụng nhiều loại vật liệu đặc sắc hay kết hợp nhiều phương pháp gia công bề mặt (như ép nhũ, dập chìm nổi…). Càng nhiều công đoạn thì đồng nghĩa với việc càng nhiều bước kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm in, cũng như trở nên khó khăn hơn, khó đoán trước được kết quả và phát sinh nhiều rủi ro. Do đó, việc in thử được áp dụng vào quy trình sản xuất.

Các tờ in thử được tạo ra nhằm mục đích đảm bảo tính thống nhất, cũng như là bằng chứng giữa khách hàng và nhà in về sản phẩm trước chuyển sang in sản lượng. Việc in thử chiếm vai trò rất quan trọng vì nó giúp ta tránh phải mắc các lỗi không thể đoán trước được về chữ, hình ảnh, khoảng cách và các yếu tố thiết kế khác, đặc biệt là màu sắc in. Ngoài ra, in thử còn là bài mẫu giúp kết nối các công đoạn trong quy trình, giúp ta không phải tốn nhiều thời gian và chi phí cho việc canh chỉnh máy in hay phải in lại sản phẩm.

2.4. Tổng quan về in thử trong và ngoài nước 2.4.1. Thế giới 2.4.1. Thế giới

Theo báo cáo thị trường mới nhất của Smithers Pira, tương lai của kỹ thuật số so với in Offset đến năm 2024 cho thấy sản lượng toàn cầu được đo bằng hàng tỷ bản in A4 là 49.665 vào năm 2019, để duy trì đến năm 2024. Về mặt giá trị, sản lượng in tăng từ 808,3 tỷ đô la vào năm 2019 và sẽ tăng 862,7 tỷ đô la vào năm 2024 - CAGR là 1,3%. Thị trường in kỹ thuật số, đặc biệt là máy in phun là một phần ngày càng quan trọng và có giá trị trong thị trường in nói chung. Chiếm 13,5% tổng sản lượng thị trường trong năm 2014, con số này đã tăng lên 17,4% vào năm 2019. Do đó máy in kỹ thuật số đã một phần thay thế công việc của các phương pháp in truyền thống: Offset, Flexo, Ống đồng và một phần hỗ trợ mô phỏng kết quả sản phẩm in cuối cùng của các phương pháp in truyền thống đặc biệt là Offset. Những đổi mới kỹ thuật và sự thay đổi trong nhu cầu thị trường sẽ tiếp tục hỗ trợ xu hướng này đến năm 2024, đẩy tỷ lệ của kỹ thuật số lên 21,1%. Điều này sẽ thấy kỹ thuật số xâm chiếm không gian mới trong các thị trường chính như bao bì, nhãn, tag. Tăng khả năng cạnh tranh trong thời gian dài hơn với một thế hệ máy móc thông lượng cao mới và cung cấp dòng doanh thu mới cho các nhà cung cấp dịch vụ in.

Để đảm bào rằng hình ảnh in ra, hình ảnh trên màn hình và hình ảnh trên tờ in thử gần giống nhau thì việc ứng dụng máy in kỹ thuật số có quản lý màu là hết sức cần thiết. Do đó mà máy in kỹ thuật số ra đời ngoài việc phục vụ nhu cầu in nhanh còn phục vụ nhu cầu tạo mẫu thử ký mẫu màu, nhưng không phải lúc nào cũng chính xác. Một trong những quyết định gần đây nhất được đưa ra trong ngành công nghiệp in là trả lời câu hỏi, “Liệu tờ in thật và tờ in thử có giống nhau?”. Dù nó được thực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu in proof cho vật liệu không thấm hút (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)