Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các chất catechin trong lá chè có tác dụng chống viêm [40, 41]. Một nghiên cứu của B. T. Chen và cộng sự dịch chiết từ hoa chè cũng có tác dụng chống viêm gan [42]. Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Surrey nghiên cứu ức chế Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh), được gọi là siêu vi khuẩn, dẫn đến tình trạng nghiêm trọng về máu, da, đường tiết niệu và nhiễm trùng đường hô hấp bằng kháng sinh aztreonam kết hợp với EGCG. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm trên tế bào da người và trên ấu trùng sáp bướm đã chứng minh rằng EGCG làm mềm vi khuẩn, giúp kháng sinh xâm nhập và tiêu diệt dễ dàng hơn. Sự kết hợp này đã làm giảm số lượng các chủng P. aeruginosa kháng đa lâm sàng [43].
Ngoài tác dụng kháng viêm uống chè thường xuyên có tác dụng chống ung thư (ung thư vú, ung thư phôi, ung thư trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư da). Ở chuột, sự hình thành tự phát của các khối u phôi và u cơ vân đã được chứng minh là bị ức chế khi sử dụng chè đen và chè xanh. Sau 60 tuần điều trị với chè đen hoặc chè xanh đã làm giảm đáng kể tỷ lệ ung thư phôi từ 52 xuống 27%, đa số từ 0,72 xuống 0,33 khối u/chuột và kích thước từ 38,3 xuống 4,27mm3. Ngoài ra, nhóm chuột được điều trị bằng chè có trọng lượng cơ thể thấp hơn đáng kể, đặc biệt là trọng lượng mỡ trong cơ thể, so với nhóm đối chứng [44]. Tại Hàng Châu,
nghiên cứu đã được thực hiện trên 130 bệnh nhân mắc ung thư biểu mô tuyến tiền liệt. Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt giảm khi tăng tần suất, thời gian và khối lượng chè xanh sử dụng, điều đó cho thấy chè xanh có tác dụng ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt [45]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ giữa việc uống chè và mối đe dọa của bệnh ung thư phôi. Uống chè làm giảm nguy cơ ung thư phôi ở nam giới hút thuốc lá trong một nghiên cứu bệnh chứng ở Uruguay [46]. Trong một nghiên cứu bệnh chứng trên người ở Thượng Hải, Trung Quốc, tiêu thụ trà xanh có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư phôi ở phụ nữ không hút thuốc và nguy cơ càng giảm khối lượng chè tiêu thụ tăng lên [47]. Mối liên quan giữa uống chè xanh và nguy cơ ung thư tuyến tụy đã được điều tra trong một nghiên cứu ở dân số ở thành thị Thượng Hải với 908 bệnh nhân ung thư tuyến tụy và 1067 đối chứng khỏe mạnh. Uống chè xanh thường xuyên có liên quan đến việc giảm 32% nguy cơ ung thư tuyến tụy so với những người không uống chè thường xuyên [48].
Tiêu thụ chè ngày càng được chứng minh là có liên quan đến việc tăng cường sức khỏe tim mạch và trao đôi chất. Các catechin trong trà xanh ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipid và ngăn chặn sự xuất hiện của mảng xơ vữa động mạch. Ở những bệnh nhân được chụp động mạch vành ở Trung Quốc, tiêu thụ chè xanh làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành ở bệnh nhân nam, với tỷ lệ là 0,62 so với những người không uống trà xanh [49]. Trong một phân tích tông hợp, dữ liệu từ 9 nghiên cứu liên quan đến 4378 ca đột quỵ trong số 194965 cá nhân. Kết quả chỉ ra những người tiêu thụ từ 3 tách trà/ngày có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 21% so với những người tiêu thụ ít hơn 1 tách trà/ngày bất kể nguồn gốc xuất xứ của họ [50].
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng uống chè ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose do đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trong một nghiên cứu trên nhóm phụ nữ trung niên ở Mỹ, những phụ nữ tiêu thụ từ 4 tách trà/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn 30% so với những người không tiêu thụ trà [51]. Trong một nghiên cứu ở người trưởng thành Nhật Bản, những người tiêu thụ từ 6 tách trà xanh/ngày giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường xuống 33%, trong khi không tìm thấy mối liên quan với nguy cơ tiểu đường đối với trà ô long hoặc trà đen [52].
Theo Y học cô truyền Việt Nam, chè có tác dụng giúp tiêu hóa, sáng mắt, trung hòa độc tố. Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi viết chè để pha nước uống, có tác dụng kích thích não do chứa cafein, chữa lỵ do trùng
uống hoặc thụt giữ thuốc [53].