Thực trạng vệ sinhan toàn thực phẩm tại nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chuỗi nhà hàng thịt nướng hàn quốc gogi house (Trang 44 - 47)

- Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề bức xúc và đang khơi lên hồi chuông báo động của toàn xã hội. Do đất nước ngày càng phát triển sự giao thoa giữa các nền văn hóa kéo theo nhu cầu của con người ngày càng cao đặc biệt là nhu cầu ăn uống. Do đó nhiều công ty sản xuất thực phẩm, quán ăn sử dụng các chất có hại, sử dụng các nguồn nguyên liệu kém chất lượng, quá trình chế biến không đảm bảo vệ sinh kéo theo nhiều hệ lụy khó kiểm soát.

- Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Thực phẩm phong phú, đa dạng, có thể là thức ăn, nước uống, thậm chí còn bao hàm cả những dạng thuốc bổ sung chất cho cơ thể. Tuy nhiên, vấn nạn lớn con người đang phải đối mặt hiện nay là thực phẩm bẩn, không đảm bảo an toàn vệ sinh về chất lượng, độ an toàn trong chế biến và sản xuất. Chính vì vậy, an toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề lớn nhức nhối trong xã hội; khi càng ngày càng có nhiều người mắc phải các bệnh do ăn phải thực phẩm bẩn và kém chất lượng.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe tầm vóc con người Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Các cấp, các ngành đã vào cuộc và sự chuyển biến theo hướng tích cực đã ghi nhận ở nhiều địa phương đặc biệt ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, nếu nhìn về tổng thể, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm là vấn đề thách thức to lớn ở nước ta. Ngộ độc thực phẩm và các mối nguy đe dọa mất an toàn thực phẩm tiếp tục là những vấn đề quan tâm hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế. Các giải pháp giải quyết vấn đề này đang được đặt ra cấp bách.

- Thực tế trong những năm gần đây cho thấy, chúng ta đã và đang phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm như: dịch tiêu chảy cấp, dịch cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, dịch tả Châu Phi, melamine trong sữa, nước uống đóng chai bị nhiễm vi sinh vật, thực phẩm biến chất, thực phẩm nhiễm

hóa chất độc hại như hàn the trong chả lụa, muối diêm trong patê, phẩm màu công nghiệp trong chế biến để có màu sắc đẹp, chất tẩy trắng trong bún, dư lượng kháng sinh, chất tăng trưởng hóa chất bảo vệ thực phẩm trong trái cây, rau quả,…làm cho hàng trăm người chết và hàng ngàn người phải vào bệnh viện do ngộ độc thực phẩm.

- Mặt khác, về mặt nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn thấp, đôi khi chạy theo lợi nhuận, cố tình sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, thực phẩm không đảm bảo chất lượng mà người tiêu dùng không hề biết hoặc không đầy đủ về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm nên đã sử dụng những sản phẩm do chính họ làm ra. Hơn thế nữa, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, ô nhiễm môi trường do các chất thải công nghiệp, các hóa chất độc hại, vi sinh vật, thức ăn chăn nuôi, hóa chất bảo vệ thực vật…Các tác nhân gây nên sự ô nhiễm thực phẩm, không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, là cội nguồn của những bệnh tật ở người do thực phẩm mang lại. Tất cả những vấn đề nêu trên đã tác động tiêu cực đến sức khỏe của người tiêu dùng như gây ngộ độc và bệnh tật, đồng thời gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng.

- Có thể nói thời gian qua tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta diễn biến rất phức tạp. Rất nhiều loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không an toàn đã và đang được lưu hành trên thị trường, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng như rượu chứa nhiều methanol, ô mai, xí muội nhiễm chì, thịt đông lạnh nhập khẩu không rõ nguồn gốc, nhiễm vi sinh vật và lẫn tạp chất, hết sạn sử dụng vẫn tiêu thụ trên thị trường; việc giết mổ và chế biến các loại gia súc, gia cầm không đảm điều kiện vệ sinh; việc sử dụng hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất chế biến thực phẩm, tình trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh trong nông nghiệp không đúng quy định còn khá phổ biến,…

- Về phía công tác quản lý nhà nước, một số địa phương chưa quan tâm và thiếu tập trung trong quản lý ATTP, chậm phát hiện và không kịp thời xử lý các vụ việc quy phạm an toàn vệ sinh thực phẩm ngay trên địa bàn do mình quản lý.

Một số ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tại địa phương hoạt động chưa hiệu quả. Một số bộ phận cán bộ, công chức nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm quản lý ATTP.

- Trong khi đó, nhịp sống hiện đại ngày càng hối hả nên người tiêu dùng rất khó để nhận biết được đâu là thực phẩm sạch và đâu là thực phẩm bẩn.

- Các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong năm 2020:

+ Qua phân tích các vụ ngộ độc thực phẩm được ghi nhận từ năm 2010 đến năm 2020, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, nguyên nhân gây ngộ độc chủ yếu do vi sinh vật (chiếm 38,7%), tiếp đến là do độc tố tự nhiên (chiếm 28,4%), hóa chất (chiếm 4,2%)… Thời tiết nắng nóng, nguy cơ ngộ độc thực phẩm càng gia tăng do thực phẩm dễ bị ôi thiu. Đặc biệt, qua công tác kiểm tra, giám sát của Cục An toàn thực phẩm cho thấy, khoảng 70% số vụ ngộ độc thực phẩm ở các bếp ăn tập thể là do sử dụng suất ăn từ nơi khác vận chuyển đến, không được bảo quản tốt.

+ Từ đầu năm 2020 đến nay, toàn quốc đã ghi nhận 3 vụ ngộ độc do độc tố tự nhiên trong so biển, làm 12 người mắc, 11 người nhập viện điều trị và 1 người tử vong.

+ Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp nhận 22 bệnh nhân ngộ độc thực phẩm. Trước đó, trưa ngày 28/6, 22 bệnh nhân này cùng đi dự đám cưới trên địa bàn TP Huế. Sau khi ăn đám cưới, 22 người trên đã xuất hiện những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, nôn mửa và được người nhà đưa đến Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu.

+ Trước đó, ngày 29/5, 135 em học sinh tại trường Tiểu học xã N’Thôl Hạ (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) đã bị ngộ độc do ăn bánh mì của một nhóm từ thiện cung cấp.

+ Theo thống kê, đến chiều 4/9 tại các địa phương ghi nhận 14 trường hợp ngộ độc nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum trong sản phẩm Pate Minh Chay. Ðây là cơ sở sản xuất do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản Hà Nội) quản lý và cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm từ ngày 3/1/2020. Tuy nhiên, tại thời

điểm kiểm tra, công ty không duy trì điều kiện vệ sinh như: vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh dụng cụ, cống rãnh thoát nước… Ðoàn kiểm tra đã giao cho phòng Y tế huyện Ðông Anh đình chỉ hoạt động sản xuất, yêu cầu công ty khắc phục điều kiện vệ sinh, đồng thời lấy mẫu sản phẩm tại công ty gửi Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia xét nghiệm tìm vi khuẩn Clostridium Botulinum.

+ Chiều 6/11/2020, Trung tâm y tế H.Chơn Thành, tỉnh Bình Phước tiếp nhận điều trị cho 29 học sinh Trường Tiểu học Minh Thắng (xã Minh Thắng, H.Chơn Thành), nghi bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa.

- So sánh với cùng kỳ năm 2019, tăng 11 vụ (29,7%) ngộ độc thực phẩm, số người mắc tăng 18 người và tử vong tăng 17 người.

Năm 2019 Đầu năm 2020-31/5/2020

Số vụ ngộc độc 76 48

Số người mắc 2.000 870

Số người điều trị 1.918 824

Số người tử vong 8 22

Bảng 2.3. Số vụ ngộ độc từ năm 2019 đến giữa năm 2020

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chuỗi nhà hàng thịt nướng hàn quốc gogi house (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)