Các nguyên tắc quản lý ATTP

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chuỗi nhà hàng thịt nướng hàn quốc gogi house (Trang 57 - 59)

- Bảo đảm ATTP là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về ATTP đối với thực phẩm do mình sản xuất kinh doanh.

- Quản lý ATTP trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.

- Quản lý ATTP phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh trên cơ sở phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm.

- Quản lý ATTP phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

3.1.1.2.Giải pháp đối với người dân: Người dân là những người trực tiếp sử dụng thực phẩm. Vì vậy, để khắc phục vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tốt nhất thì người dân chính là những thành phần quan trọng quyết định.

a. Lựa chọn thực phẩm:

- Để đảm bảo tốt nhất vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì người dân nên lựa chọn cho mình những thực phẩm sạch và tránh xa những thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường.

- Thực phẩm như thịt cá, rau củ cần tươi sống và không bị biến đổi màu sắc. - Những thực phẩm đông lạnh thì không được đóng mốc và không quá hạn sử dụng.

- Những thực phẩm nhập khẩu thì cần xem rõ nguồn gốc nhập và chất lượng sản phẩm.

b. Bảo quản và chế biến:

- Bảo quản thực phẩm an toàn:

+ Bảo quản lạnh hoặc đông lạnh các thực phẩm loại dễ ôi thiu ngay khi bạn mang về nhà. Nhiệt độ bảo quản lạnh là 5C (chỉ có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh) và đông lạnh là - 18C (-18C có thể làm ngừng sự phát triển của vi khuẩn nhưng vi khuẩn đó nếu có vẫn không bị chết). Kiểm tra các nhiệt độ này định kỳ bằng loại nhiệt kế đặc biệt dùng cho tủ lạnh.

+ Gói thật kín các thực phẩm chuẩn bị bảo quản đông lạnh, cần để các phần còn thừa trong các dụng cụ chứa đựng kín.

+ Để trứng trong các khay riêng và đặt trong tủ lạnh. Không đặt trứng trên cánh cửa tủ lạnh.

+ Luôn bảo quản lạnh hoặc đông lạnh hải sản cho tới khi chế biến.

+Không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh làm không khí trong tủ lạnh kém lưu thông dẫn tới giảm tác dụng bảo quản của tủ lạnh. Kiểm tra các dụng cụ chứa đựng thực phẩm để tránh rò rỉ. Nếu thực phẩm nghi ngờ bị ôi thiu thì cần bỏ đi.

+ Nhiều loại thực phẩm không phải là thịt, cá, rau hoặc các sản phẩm từ sữa vẫn cần được bảo quản lạnh, nếu không có thể bị hỏng.

+ Sau khi nấu xong thức ăn, cần ăn ngay, không để nhiễm bẩn giữa các thực phẩm với nhau.

+ Không nên để các thực phẩm đã được nấu chín ở bên ngoài quá 2 giờ. Các vi khuẩn gây bệnh phát triển ở nhiệt độ từ 5C đến 60C. Nếu quá thời gian này không nên ăn thực phẩm đó vì các vi khuẩn có thể phát triển trên thực phẩm và gây bệnh.

- Chế biến thực phẩm an toàn:

+ Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng trong thời gian ít nhất 20 phút trước khi chế biến thức ăn và sau khi tiếp xúc thịt, cá tươi. Nếu trong khi đang chế biến phải tạm ngừng để làm việc khác thì trước khi quay trở lại công việc chế biến cũng phải rửa tay lại.

+ Băng kín tất cả các vết thương trên bàn tay. Nếu bàn tay có mụn hoặc có các vết thương bị nhiễm trùng thì bạn không nên vào bếp.

+ Giữ khu vực chế biến thức ăn gọn và sạch sẽ. Rửa bàn chế biến thức ăn bằng dung dịch chloramine hoặc các dung dịch tẩy rửa bếp khác.

+ Thường xuyên rửa sạch khăn rửa bát bằng máy giặt với nước nóng và xà phòng. Loại khăn này thường trong trạng thái ẩm ướt là môi trường tốt để vi trùng ẩn náu và phát triển.

+ Rửa thớt bằng nước nóng và xà phòng bằng bàn chải sau đó cọ rửa bằng dung dịch chloramine. Luôn vệ sinh thớt sau khi chế biến thịt, cá, hải sản tươi và trước khi chuẩn bị các thực phẩm có thể ăn ngay. Nên dùng một thớt để chế biến thực phẩm tươi và thớt khác cho các thực phẩm có thể ăn ngay.

+ Luôn làm sạch các dụng cụ chế biến như dao, thìa,...sau khi dùng từng loại thực phẩm.

+ Không để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống hoặc ôi thiu. Không để thịt cá đã nấu chín lên các bát đĩa chưa được rửa hoặc đã chứa đựng thịt, cá tươi.

+ Sử dụng nước sạch. Nước sạch là yếu tố quan trọng với việc chế biến thực phẩm và đồ uống.

+ Rửa rau quả tươi kỹ, rửa kỹ dưới vòi nước chảy. Không dùng xà phòng hoặc các chất tẩy để rửa rau quả. Có thể dùng bàn chải nhỏ đề cọ rửa các chất bẩn trên bề mặt rau quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chuỗi nhà hàng thịt nướng hàn quốc gogi house (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)