a/ Cỡ mẫu - Cỡ mẫu để đánh giá TTDD: n = Z2 (1-/2) p.(1-p) (p.)2 Trong đó:
n: Cỡ mẫu tính theo công thức
Z: Hệ số tin cậy, ở ngưỡng = 0,05; tra bảng ta có Z = 1,96
p: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ biếng ăn là 25,3% dựa trên kết quả nghiên cứu của Lê Hoàng Hạnh Nghi
Ta tính được cỡ mẫu n=284 trẻ. Thực tế điều tra 285 trẻ được phân thành 3 nhóm tuổi (nhóm từ 25-36 tháng tuổi, nhóm 37-48 tháng tuổi, nhóm 49- dưới 60 tháng tuổi)
- Cỡ mẫu để xét nghiệm: Toàn bộ trẻ được chọn để đánh giá TTDD đều được xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng thiếu máu.
- Cỡ mẫu cho điều tra khẩu phần trẻ biếng ăn
n: tổng số bệnh nhân cần điều tra khẩu phần.
σ: độ lệch chuẩn của nhiệt lượng trung bình ăn vào (150 kcal). e: sai số cho phép (50 kcal).
z: độ tin cậy đòi hỏi 95% ( z = 1,96).
N: tổng số bệnh nhân của tổng thể điều tra (285).
Tính ra cỡ mẫu n = 30 bệnh nhân /nhóm tuổi x 3 nhóm tuổi = 90 bệnh nhân. Thực tế điều tra được 91 trẻ.
b/ Cách chọn mẫu vào nghiên cứu
- Chọn đối tượng để đánh giá TTDD và xét nghiệm: chọn toàn bộ trẻ 25 - dưới 60 tháng tuổi đến khám tại Khoa khám bệnh, bệnh viện Nhi Thái bình từ tháng 11/2016 đến tháng 3/2017, được chẩn đoán là biếng ăn đáp ứng các tiêu chuẩn chọn mẫu và loại mẫu sao cho đủ cỡ mẫu đã tính theo các nhóm tuổi. Thực tế chúng tôi đã phân bố thành 3 nhóm tuổi:
- Nhóm 25- 36 tháng tuổi: Chọn 94 trẻ
- Nhóm 37- 48 tháng tuổi: Chọn 96 trẻ
- Nhóm 49- dưới 60 tháng tuổi: Chọn 95 trẻ
Tất cả trẻ được lựa chọn để đánh giá tình trạng dinh dưỡng đều được làm xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng thiếu máu.
Chọn đối tượng để điều tra khẩu phần: Từ nhóm đối tượng được chọn để đánh giá TTDD chọn ngẫu nhiên mỗi nhóm tuổi 30 trẻ để điều tra khẩu phần ăn. Riêng nhóm 49 đến dưới 60 tháng có 31 cháu.
Nhóm 25 đến 36 tháng tuổi : 30 trẻ Nhóm 37 đến 48 tháng tuổi: 30 trẻ Nhóm 49 đến dưới 60 tháng tuổi: 31 trẻ