Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm khẩu phần của trẻ biếng ăn từ 25 đến dưới 60 tháng tuổi tại khoa khám bệnh, bệnh viện nhi thái bình năm 2016 (Trang 43 - 45)

2.2.6.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Theo thang phân loại của WHO- 2007 dựa trên ba chỉ tiêu

- Cân nặng theo tuổi (CN/T).

- Chiều cao theo tuổi (CC/T).

- Cân nặng theo chiều cao (CN/CC)

 Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân : khi CN/T < -2 SD  Suy dinh dưỡng thể thấp còi : khi CC/T < -2 SD  Suy dinh dưỡng thể gầy còm: khi CN/CC < -2 SD

- Thừa cân: khi trẻ có CN/CC ≥ +2 SD.

2.2.6.2. Phân loại biếng ăn

Nếu trẻ có trên 2 trong 3 tiêu chí sau thì được chẩn đoán “Biếng ăn”:

• Biếng ăn là tình trạng giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ, dẫn đến trẻ ăn không đủ lượng yêu cầu của lứa tuổi.

• Thời gian ăn kéo quá dài trên 30 phút .

• Thường kén chọn thức ăn, ăn chậm và không hứng thú với ăn. Các nhóm biếng ăn được phân loại theo Chatoor và công cụ IMFeD nhưng có bổ sung cho phù hợp với tình hình trẻ đến khám thực tế tại phòng khám.

Biếng ăn do chuyển dạng thức ăn

Tiêu chí chẩn đoán: Việc từ chối thức ăn thường xuất hiện vào giai đoạn tập ăn dặm của trẻ, hoặc tự ăn, điển hình từ 6 tháng đến 3 tuổi.

Biếng ăn do bệnh lý

Tiêu chí chẩn đoán: Trẻ ít thấy ngon miệng (ăn ít) hoặc từ chối ăn uống liên quan đến việc đang mắc bệnh.

Tiêu chí chẩn đoán: Trẻ có biểu hiện sợ hãi khi biết sắp phải ăn, trẻ chống lại việc cho ăn bằng cách khóc, co người hoặc từ chối mở miệng. Có thể đã trải qua trước đó một sự cố đáng sợ liên quan đến ăn uống.

Biếng ăn do kén chọn thức ăn

Tiêu chí chẩn đoán: Trẻ kiên quyết từ chối một số món ăn vì mùi vị, độ mịn màng, hình thức, thành phần món ăn. Trẻ có thể trở nên lo lắng nếu bị ép ăn các thực phẩm không thích.

Biếng ăn không rõ nguyên nhân

Tiêu chí chẩn đoán:

-Trẻ không tỉnh táo, ổn định trong lúc ăn, trẻ hoặc quá buồn ngủ hoặc là quá kích động hoặc rất khó chịu khi ăn.

-Trẻ không đạt được cân nặng phù hợp với lứa tuổi hoặc sụt cân.

-Khó khăn ăn uống của trẻ không thể giải thích được do bệnh lý thực thể

2.2.6.3. Các chỉ số sinh hóa máu

-Đánh giá tình trạng thiếu máu .

Tình trạng thiếu máu được đánh giá bằng nồng độ Hb và tỷ lệ thiếu máu. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, nồng độ Hb <110 g/l được coi là thiếu máu.

 Thiếu máu nặng khi nồng độ Hb <70 g/l.

 Thiếu máu vừa khi nồng độ Hb từ 70 g/l đến 99 g/l.

 Thiếu máu nhẹ khi nồng độ Hb từ 100 g/l đến 109 g/l. - Đánh giá tình trạng thiếu Albumin

Giá trị bình thường của Albumin huyết thanh từ 3,2- 5,2g/dl Nếu Albumin < 3,2g/dl được chẩn đoán thiếu Albumin máu.

2.2.6.4. Đánh giá khẩu phần ăn

Dựa vào bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016 .

- Xem xét về năng lượng khẩu phần có đáp ứng nhu cầu hay không? - Các chất dinh dưỡng thừa thiếu như thế nào?

- Xem xét tỷ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn đã phù hợp chưa? Bao gồm;

+ Tỷ lệ cân đối các chất dinh dưỡng sinh năng lượng (G:L:P). + Cân đối trong bản thân các chất sinh năng lượng.

Một phần của tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm khẩu phần của trẻ biếng ăn từ 25 đến dưới 60 tháng tuổi tại khoa khám bệnh, bệnh viện nhi thái bình năm 2016 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w