Đánh giá về thực trạng công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán các đơn vị dự toán cấp III trực thuộc Bộ, ngành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán các đơn vị dự toán cấp III trực thuộc ngân sách bộ, ngành (Trang 32 - 34)

- Tên của KTNN chuyên ngành (hoặc khu vực) thực hiện kiểm toán;

2.3.1 Đánh giá về thực trạng công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán các đơn vị dự toán cấp III trực thuộc Bộ, ngành

hoạch kiểm toán các đơn vị dự toán cấp III trực thuộc Bộ, ngành

2.3.1 Đánh giá về thực trạng công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán các đơn vị dự toán cấp III trực thuộc Bộ, ngành đơn vị dự toán cấp III trực thuộc Bộ, ngành

Nhìn chung, các Tổ kiểm toán đã lập kế hoạch kiểm toán để xác định mục tiêu, nội dung kiểm toán, trong đó xác định mục tiêu và nội dung kiểm toán đối với từng phần hành cụ thể đối với đơn vị dự toán cấp III nh− quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp, quản lý tài sản cố định, quản lý kinh phí chi th−ờng xuyên, công tác lập và giao dự toán... Kế hoạch kiểm toán chi tiết đã xác định rõ nhiệm vụ kiểm toán của từng kiểm toán viên trong Tổ kiểm toán và thời gian thực hiện.

Tuy nhiên công tác lập kế hoạch kiểm toán chi tiết còn những hạn chế sau đây:

(1) Các Tổ kiểm toán xây dựng kế hoạch kiểm toán chi tiết còn quá chung chung, ch−a xác định đ−ợc trọng tâm, trọng điểm kiểm toán cần làm và ch−a h−ớng dẫn cụ thể cho từng thành viên trong Tổ kiểm toán làm nh− thế nào.

Do kế hoạch kiểm toán chi tiết ch−a cụ thể hoá các công việc cần tiến hành nên chất l−ợng và hiệu quả kiểm toán ch−a cao, đồng thời gây khó khăn cho công tác kiểm tra và soát xét chất l−ợng kiểm toán.

(2) Kế hoạch kiểm toán chi tiết đối với các đơn vị dự toán cấp III chỉ mới nêu đ−ợc mục tiêu và nội dung kiểm toán mang tính khái quát, liệt kê danh mục công việc cần thực hiện nh− kiểm toán nguồn kinh phí sự nghiệp, kiểm toán nguồn kinh phí ch−ơng trình mục tiêu, kiểm toán nguồn kinh phí chi th−ờng xuyên, kiểm toán việc lập dự toán, kiểm toán tài sản cố định, kiểm toán chi hoạt động...; thời gian hoàn thành, kiểm toán viên thực hiện. Hầu hết kế hoạch kiểm toán chi tiết của các cuộc kiểm toán NSNN có nội dung giống nhau, ch−a nêu đ−ợc đặc thù của từng đơn vị trong quản lý thu, chi và sử dụng NSNN.

(3) Kế hoạch kiểm toán chi tiết trong kiểm toán NSNN ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu của một kế hoạch kiểm toán chi tiết có chất l−ợng. Thời gian khảo sát, thu thập thông tin chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán chi tiết đơn vị dự toán cấp III là quá ngắn. Kế hoạch kiểm toán chi tiết ch−a đ−ợc lập dựa trên cơ sở đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ để lựa chọn những nội dung kiểm toán, thủ tục kiểm toán cần thiết để thu thập bằng chứng kiểm toán, h−ớng vào các vấn đề trọng yếu và mục tiêu kiểm toán đã xác định.

(4) Ch−a chú trọng tìm hiểu hệ thống tài khoản kế toán tại đơn vị dự toán cấp III hoặc tìm hiểu một cách sơ sài. Tìm hiểu hệ thống tài khoản kế toán của đơn vị đ−ợc kiểm toán là nội dung quan trọng giúp KTV biết đ−ợc mức độ phù hợp của hệ thống tài khoản kế toán đơn vị đang áp dụng, mức độ ghi chép đầy đủ của các nghiệp vụ kế toán vào hệ thống sổ kế toán, mức độ đầy đủ, kịp thời của hệ thống báo cáo. Qua tìm hiểu giúp KTV xác định đ−ợc các bộ phận trọng yếu, ph−ơng pháp kiểm toán thích hợp. Đây là tồn tại cơ bản cần khắc phục kịp thời để tránh lãng phí vật chất, thời gian cho cuộc kiểm toán và quan trọng hơn là làm cho kế hoạch kiểm toán thực sự là chỗ dựa để KTV thực thi kiểm toán.

(5) Ch−a thực hiện đánh giá hệ thống KSNB để lập kế hoạch kiểm toán chi tiết. Đánh giá hệ thống KSNB giúp KTV thiếp lập độ tin cậy vào hệ thống KSNB để xác định nội dung, phạm vi, thời gian và ph−ơng pháp kiểm toán. Trong thực tế, khi thu thập các thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán chi tiết, Tổ kiểm toán ch−a thực hiện nội dung này. Đây là một nội dung rất cơ bản trong kế hoạch kiểm toán bởi vì mức hiệu lực của hệ thống KSNB có mối quan hệ chặt chẽ theo tỉ lệ thuận với tính chính xác của báo cáo tài chính: hệ thống KSNB tốt (có hiệu lực) thì tính chính xác của báo cáo tài chính cao và ng−ợc lại. Đánh giá hệ thống KSNB là một vấn đề rất quan trọng cần phải thực hiện trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán chi tiết, đặc biệt là đơn vị dự toán cấp III.

(6) Ch−a xác định đ−ợc bộ phận trọng yếu cụ thể tại các đơn vị đ−ợc kiểm toán. Trong thực tế kế hoạch kiểm toán mới xác định đ−ợc danh mục các công việc cần thực hiện. KTV ch−a nắm đ−ợc những thông tin cơ bản trên báo cáo tài chính của các đơn vị dự toán cấp III để xác định tính trọng yếu của nội dung kiểm toán và thời gian t−ơng ứng cần có.

(7) Việc bố trí nhân sự trong một Tổ kiểm toán tham gia vào việc thu thập thông tin lập kế hoạch kiểm toán chi tiết ch−a thực sự đáp ứng đ−ợc mục tiêu lập kế hoạch, chủ yếu là do Tổ tr−ởng Tổ kiểm toán thực hiện. Đây là một vấn đề hạn chế của công tác lập kế hoạch kiểm toán chi tiết, đặc biệt là khi kiểm toán tại các đơn vị mà khối l−ợng công việc lớn.

(8) Việc duyệt ch−ơng trình kiểm toán chi tiết của các Tổ kiểm toán ch−a có quy định cụ thể về thời gian, hơn nữa đối với hoạt động kiểm toán phân tán thì đây cũng là khó khăn. Công tác phê duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết ở một số Đoàn kiểm toán còn mang tính hình thức, đôi lúc chỉ mang tính báo cáo, lãnh đạo Đoàn kiểm toán ch−a điều chỉnh kịp thời đối với kế hoạch kiểm toán ch−a đạt chất l−ợng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán các đơn vị dự toán cấp III trực thuộc ngân sách bộ, ngành (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)