toán cấp III thời gian qua
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ Tổng KTNN giao, hiện nay việc kiểm toán các đơn vị dự toán cấp III trong kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách Bộ, ngành do KTNN chuyên ngành I, II, III thực hiện. Để đánh giá thực trạng công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán các đơn vị dự toán cấp III, đề tài đã sử
dụng nguồn tài liệu của KTNN chuyên ngành II và qua thực tế công tác kiểm toán các đơn vị dự toán cấp III của nhóm thành viên tham gia đề tài.
Theo quy trình kiểm toán chung, Đoàn kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán tổng quát để xác định mục tiêu, trọng yếu, nội dung, ph−ơng pháp kiểm toán và phạm vi, giới hạn kiểm toán... cho cuộc kiểm toán; Tổ kiểm toán có nhiệm vụ lập kế hoạch kiểm toán chi tiết đối với các đơn vị trực thuộc, trong đó có các đơn vị dự toán cấp III.
Kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán do Tổ tr−ởng Tổ kiểm toán (sau đây gọi là Tổ tr−ởng) lập cho từng đơn vị đ−ợc kiểm toán, hoặc các cơ quan tài chính tổng hợp theo sự phân công của Tr−ởng Đoàn kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán đ−ợc lập trên cơ sở kết quả khảo sát cụ thể tại đơn vị đ−ợc kiểm toán khi triển khai kiểm toán tại đơn vị và phù hợp với kế hoạch kiểm toán tổng quát của Đoàn KTNN đã đ−ợc lãnh đạo KTNN phê duyệt.
Hiện nay, ngay sau khi triển khai kiểm toán tại đơn vị dự toán cấp III, Tổ kiểm toán tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu các thông tin tài chính và các thông tin có liên quan thông qua việc xem xét các tài liệu, báo cáo tài chính, sổ kế toán tổng hợp, biên bản kiểm tra, thanh tra (nếu có), văn bản quản lý nội bộ... và trao đổi với đơn vị nhằm hiểu biết rõ hơn về đặc điểm hoạt động của đơn vị.
Trên cơ sở các thông tin thu thập đ−ợc cùng với đánh giá, xét đoán theo kinh nghiệm của mình, Tổ tr−ởng lập kế hoạch kiểm toán chi tiết theo nội dung, mục tiêu của kế hoạch kiểm toán tổng quát; các ph−ơng pháp kiểm toán; dự kiến thời gian thực hiện và phân công nhiệm vụ cho từng kiểm toán viên theo nội dung kiểm toán.
Về nội dung kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn vị dự toán cấp III th−ờng tập trung vào công tác quản lý tài chính và việc thực hiện các quy định về kế toán tài chính nh−:
- Kiểm toán công tác quản lý tài chính bao gồm việc đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm; đánh giá việc chấp hành Luật NSNN và các văn bản h−ớng dẫn thi hành luật, các chế độ quản lý chi tiêu tài chính trong lập, chấp hành và quyết
toán NSNN tại đơn vị; đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí NSNN trong thực hiện nhiệm vụ Nhà n−ớc giao đối với đơn vị thụ h−ởng NSNN.
- Kiểm toán việc chấp hành Luật Kế toán: Kiểm tra việc hạch toán, ghi chép chứng từ kế toán, sổ kế toán, tài khoản kế toán và lập báo cáo tài chính. Đ−a ra ý kiến về tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính của đơn vị.
- Kiểm toán hoạt động thu sự nghiệp và thu khác: Kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà n−ớc trong quản lý tài chính và hạch toán kế toán, đồng thời xác định việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN đối với các hoạt động có thu. Tình hình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo kết cấu hiện nay (mẫu số 01/HSKT-KTNN) Kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán bao gồm các nội dung nh− sau: