Tên của KTNN chuyên ngành (hoặc khu vực) thực hiện kiểm toán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán các đơn vị dự toán cấp III trực thuộc ngân sách bộ, ngành (Trang 27 - 30)

- Tên đầy đủ của Đoàn kiểm toán theo Quyết định thành lập Đoàn kiểm toán của Tổng KTNN.

- Tổ kiểm toán tại (đơn vị đ−ợc kiểm toán): ghi tên của Tổ kiểm toán tại đơn vị đ−ợc kiểm toán theo danh sách các đơn vị kiểm toán trong Thông báo kế hoạch kiểm toán của Tổng KTNN.

- Thời gian thực hiện: ghi thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc kiểm toán tại đơn vị theo kế hoạch kiểm toán đ−ợc phê duyệt.

- Mục tiêu, nội dung và mẫu kiểm toán: ghi thứ tự, đầy đủ từng nội dung kiểm toán; mục tiêu kiểm toán cần đạt đ−ợc của từng nội dung kiểm toán; trên cơ sở đó xác định mẫu kiểm toán phù hợp.

- Ph−ơng pháp kiểm toán: ghi đầy đủ các ph−ơng pháp kiểm toán đối với từng nội dung kiểm toán.

- Thời gian dự kiến thực hiện từng nội dung kiểm toán (thời gian bắt đầu và kết thúc)

- Họ và tên kiểm toán viên thực hiện nội dung kiểm toán. Tr−ờng hợp trong Tổ kiểm toán có Kiểm toán viên dự bị thì kế hoạch kiểm toán chi tiết phải phân công KTV hoặc trực tiếp Tổ tr−ởng chịu trách nhiệm h−ớng dẫn, giám sát KTV dự bị.

Sau khi lập kế hoạch kiểm toán chi tiết, Tổ tr−ởng Tổ kiểm toán lấy ý kiến các thành viên trong Tổ, hoàn thiện kế hoạch kiểm toán trình Tr−ởng Đoàn.

Tr−ởng Đoàn kiểm toán có trách nhiệm kiểm tra, phê duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán trên cơ sở mục tiêu, nội dung và phạm vi kiểm toán đã đ−ợc phê duyệt trong quyết định kiểm toán.

Tr−ởng Đoàn kiểm toán xem xét, đánh giá việc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Tổ kiểm toán để xem xét mức độ phù hợp giữa kỹ năng trình độ nghiệp vụ của kiểm toán viên với những nghiệp vụ kiểm toán đ−ợc giao.. ghi trong kế hoạch kiểm toán, để đạt mục tiêu kiểm toán đề ra. Tr−ờng hợp kế hoạch kiểm toán ch−a đạt yêu cầu Tr−ởng Đoàn kiểm toán chỉ đạo Tổ tr−ởng Tổ kiểm toán bổ sung sửa đổi.

Tổ tr−ởng chịu trách nhiệm triển khai Kế hoạch kiểm toán chi tiết sau khi đ−ợc lãnh đạo Đoàn kiểm toán phê duyệt đến từng thành viên và thực hiện theo đúng kế hoạch.

Kế hoạch là căn cứ để h−ớng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ nhiệm vụ kiểm toán đ−ợc phân công của KTV (về tiến độ thực hiện nhiệm vụ, về kết quả kiểm toán...) và để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chức trách của Tổ tr−ởng Tổ kiểm toán.

Kết thúc cuộc kiểm toán, kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán đ−ợc l−u cùng các hồ sơ của Đoàn kiểm toán nhà n−ớc theo quy định về l−u trữ hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà n−ớc.

2.2.2 Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán các đơn vị dự toán cấp III thời gian qua vị dự toán cấp III thời gian qua

Thực hiện kế hoạch kiểm toán chi tiết đã đ−ợc phê duyệt và nhiệm vụ đ−ợc giao, KTV vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và sử dụng các ph−ơng pháp kiểm toán thích hợp để thực hiện kiểm toán từng khoản mục, từng nội dung cụ thể.

Căn cứ vào chứng từ, sổ kế toán và báo cáo tài chính, KTV thực hiện kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và số d− các tài khoản trên báo cáo tài chính của đơn vị dự toán cấp III theo các nội dung:

Việc tuân thủ các chế độ, tiêu chuẩn định mức trong chi tiêu NSNN: Căn cứ vào các quy định cụ thể của Nhà n−ớc, KTV kiểm tra, đánh giá việc lập dự toán, việc

thanh quyết toán các khoản chi của đơn vị về tính hợp pháp, hợp lệ, hợp lý.

Kiểm tra việc lập dự toán căn cứ vào các định mức phân bổ ngân sách đối với các đơn vị quản lý hành chính. Kiểm tra các ph−ơng án tự chủ, việc xác định số kinh phí ngân sách cấp đối với các đơn vị sự nghiệp đ−ợc giao tự chủ tài chính. Chú trọng kiểm tra, phân tích việc lập dự toán các khoản chi ngoài định mức quy định nh− các khoản chi đặc thù.

Kiểm tra thanh quyết toán các khoản chi của đơn vị về tính hợp pháp, hợp lệ, hợp lý: việc chấp hành các chế độ định mức quy định; việc tuân thủ các quy định về mua sắm, sửa chữa; việc chi tiêu có đúng mục đích, đúng chức năng nhiệm vụ của đơn vị.

Kiểm tra xác định số kinh phí ch−a quyết toán chuyển sang năm sau, phân tích chi tiết số kinh phí tồn cuối năm thuộc nguồn kinh phí NSNN cấp và các nguồn kinh phí khác, xác định rõ nguyên nhân kinh phí tồn.

Hoạt động thu sự nghiệp và thu khác: Đánh giá việc quản lý các nguồn thu (học phí, lệ phí, sự nghiệp...) có đúng quy định không. Xem xét đánh giá tính hợp lý các văn bản quy định tỷ lệ nộp NSNN và để lại cho các đơn vị sử dụng. Đánh giá các văn bản của ngành h−ớng dẫn quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị có phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật không.

Đánh giá việc thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp có thu: Đánh giá các nội dung nh− quyền tự chủ tài chính, tăng thu nhập cho CBCNV, tiết kiệm chi NSNN. Đánh giá việc chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế, phí và thu khác đối với các hoạt động SXKD dịch vụ, thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Đánh giá việc tuân thủ pháp luật về chi học phí cho con ng−ời và chi tăng c−ờng cơ sở vật chất thiết bị tr−ờng học, Viện nghiên cứu.

Việc tuân thủ Luật Kế toán: KTV kiểm tra việc lập chứng từ, hạch toán kế toán, mở sổ kế toán và lập báo cáo tài chính với các quy định cụ thể trong Luật Kế toán và Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

Hàng ngày, KTV ghi nhật ký làm việc của kiểm toán viên theo trình tự thời gian và theo từng nội dung công việc đ−ợc phân công trong kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán. KTV ghi chép diễn biến quá trình kiểm toán và kết quả kiểm

toán theo từng nhiệm vụ đ−ợc giao gồm: nội dung, mục tiêu kiểm toán, các ph−ơng pháp, thủ tục kiểm toán áp dụng, các ý kiến xác nhận... và chỉ dẫn các bằng chứng kiểm toán. Kết thúc mỗi ngày làm việc, KTV ký vào nhật ký và chuyển cho Tổ tr−ởng kiểm tra, ký xác nhận.

Theo kết cấu hiện nay (mẫu số 02/HSKT-KTNN) Nhật ký làm việc của kiểm toán viên gồm các nội dung cơ bản sau:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán các đơn vị dự toán cấp III trực thuộc ngân sách bộ, ngành (Trang 27 - 30)