Nghiền là quá trình phá huỷ vật thể rắn bằng các lực cơ học thành các phần tử, nghĩa là bằng cách đặt vào vật thể rắn các ngoại lực mà các lực này lớn hơn các lực phân tử của vật thể rắn đó. Kết quả của quá trình nghiền là tạo nên nhiều phần tử cũng như ngiều bề mặt mới.
Các cơ sở vật lí của quá trình nghiền vỡ vật rắn: Xuất phát từ các công trình nghiên cứu của viện sĩ A.Ph.lophphe, P.A.Rebinde và I.A.Phrenkl xác nhận đặc điểm bất kì của vật thể rắn nào cũng đểu tồn tại các khuyết tật cực nhỏ. Các khuyết tật này có phân bố thống kê theo chiều dày vật thể. Đồng thời chúng thể hiện cục bộ ra bề mặt ngoài. Khi có tải trọng tuần hoàn với chu kì tiếp theo thì số lượng vết nứt trong vật thể gia tăng và độ bền ngày càng giảm. Sự xuất hiện các vết nứt tế vi trong vật thể sẽ làm giảm lực liên kết phân tử làm giảm độ bền một cách đột ngột.
10
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiền: Có rất nghiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiền xuất phát từ tính chất của vật liệu nghiền như độ bền, độ cứng, độ ẩm, độ nhớt, kích thước, hình dạng, trạng thái, dạng bề mặt, hệ số ma sát…Và tính chất của máy nghiền: Cấu tạo của bộ phận nghiền, hình dạng và trạng thái của bề mặt nghiền, vận tốc của bộ phận nghiền, lượng tải cung cấp, điều kiện khí động…Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nâng cao chất lượng nghiền và vấn đề tiêu hao năng lượng riêng. Nguyên lý chung là không nên nghiền thừa nhỏ quá mức cần thiết, có như vậy mới giảm được mức tiêu hao năng lượng riêng, tăng năng suất, giảm hao mòn máy.