Lịch sử hình thành phát triển, chức năng & nhiệm vụ của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Khóa luận quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thừathiên huế (Trang 30)

5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển, chức năng & nhiệm vụ của Chi nhánh

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh.

Lịch sử xây dựng và trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan và thử thách, gắn liền với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam. Ngân hàng đã trải qua các giai đoạn phát triển:

- Giai đoạn 1957 – 1981: Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam – tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – được thành lập trực thuộc Bộ Tài Chính vào ngày 26/04/1957. Với quy mô ban đầu gồm 11 chi nhánh và 200 cán bộ, nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng giai đoạn này là cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn ngân sách cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

- Giai đoạn 1981 – 1989: Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân

hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch Nhà nước trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

- Giai đoạn 1990 – 1994: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với nhiệm vụ được thay đổi cơ bản: ngoài việc tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án chi tiêu kế hoạch nhà nước thì ngân hàng cũng đã thực hiện huy động các nguồn vốn trung và dài hạn đểcho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển.

- Giai đoạn 1995 – 2000: Ngân hàng được phép kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. Đây là giai đoạn ngân hàng khẳng định được vị trí là ngân hàng hàng đầu

25

Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

- Giai đoạn 2000 - 2012: Ngân hàng đã triển khai đồng bộ Đề án cơ cấu lại được

Chính phủ phê duyệt và Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ tiến tới phát triển một ngân hàng đa năng hàng đầu Việt Nam, hoạt động ngang tầm với ngân hàng khu vực.

- Giai đoạn 2012 – nay: Thực hiện cổ phần hóa, chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Giai đoạn này ngân hàng tập trung giải quyết các yếu kém nội tại, triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu hoạt động toàn hệ thống song hành với quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm đạt tới sự ổn định, an toàn, hiệu quả.

Là một đơn vị thành viên (Chi nhánh cấp I) của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam –Chi nhánh Thừa Thiên Huế được cấp phép thành lập và hoạt động theo quyết định số 69/QĐ-NH5 ngày

27/03/1993 của Ngân hàng Nhà Nước và công văn số 621/CV-UBND của UBND

tỉnh Thừa Thiên Huế về việc cho phép Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đặt chi nhánh tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Chi nhánh thành lập vào thời điểm hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh đa năng, vừa cho vay theo kế hoạch, chỉ định của Nhà nước, vừa tự huy động vốn để cho vay và tự chịu trách nhiệm, tự trang trải. Những năm đầu mới thành lập, trong điều kiện khó khăn mọi mặt từ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc đến môi trường hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt

Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế vẫn hoàn thành nhiệm vụ phục vụ đầu tư phát triển, phối hợp cùng các doanh nghiệp góp phần xây dựng cơ sở, nền móng ban đầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau này của tỉnh.

Với sự nỗ lực không ngừng, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi

nhánh Thừa Thiên Huế đã mở rộng được khách hàng, nâng cao quy mô, chất lượng hiệu quả. Đến nay, chi nhánh đã có 7 phòng giao dịch trực thuộc.Trong đó, PGD Nguyễn Trãi - PGD thứ 5 của chi nhánh –đã được thành lập vào ngày 8/10/2014.

26

2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh

Chi nhánh Thừa Thiên Huế thực hiện toàn bộ các chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ Ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụnggồm: Nhận tiền gửi tiền đồng và ngoại tệ; Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn các doanh nghiệp và cá nhân; Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh các loại; Thanh toán chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế; Mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ; Dịch vụ thẻ, chi trả kiều hối…

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

27

Hình 2.1.Sơ đồ bộ máy quản lý tại Chi nhánh BIDV TT. Huế

(Nguồn: Phòng Kế hoạch –Tổng hợp Chi nhánh BIDV TT Huế)

Chức năng của các phòng ban:

- Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc là người chỉ đạo, điều hành chung toàn bộ hoạt động của chi nhánh, định ra phương hướng kinh doanhvà chịu trách nhiệm trực tiếp với BIDV và ngân hàng nhà nước.

BAN GIÁM ĐỐC P. Kế hoạch – Tổng hợp P. Quản lý rủi ro P. Giao dịch khách hàng P. QLKH doanh nghiệp P. QLKH cá nhân P. QL&DV khách hàng P. Quản trị tín dụng PGD An Cựu PGD Bến Ngự PGD Thành Nội PGD Nguyễn Trãi PGD Phú Bài PGD Thuận An PGD Sông Bồ P. Tổ chức – Hành chính P. Kế toán – Tài chính

28

- Các phòng Phó giám đốc: giúp việc cho giám đốc, chỉ đạo trực tiếp một số phòng ban, một số bộ phận hay từng mặt công tác Giám đốc phân công.

- Phòng Kế hoạch Tổng hợp: thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh; tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; giúp việc Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Phòng Quản lý rủi ro: tham mưu, đề xuất chính sách biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; quản lý, giám sát và đánh giá rủi ro tiềm ẩn với danh mục tín dụng của chi nhánh; tham mưu Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu; giám sát việc phân loại nợvà trích lập dự phòng; phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo; thực hiện báo cáo về công tác tín dụng.

- Phòng Quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại xuất nhập khẩu đối với khách hàng theo qui định, qui trình của BIDV và của chi nhánh; thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả gửi phân loại nợ của Phòng quan hệ khách hàng theo đúng các qui định của BIDV, gửi kết quả cho phòng quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định; chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp phòng;

tuân thủ đúng qui trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ theo các điều kiện của hợp đồng tín dụng.

- Phòng Kế toán Tài chính: quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh (bao gồm cả phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm); thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính; đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính; tiết kiệm, chi tiêu nội bộ hợp lý và đúng chế độ.

- Phòng Giao dịch khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng bao gồm: Trực tiếp bán sản phẩm/dịch vụ tại quầy, giao dịch với

29

khách hàng và thực hiện tác nghiệp từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền; Quản lý tài khoản tiền gửi của khách

hàng; Giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được phê duyệt, thực hiện thu nợ, lãi theo yêu cầu của phòng Quản trị tín dụng và Phòng Khách hàng Cá nhân và Phòng Khách hàng Doanh nghiệp; Trực tiếp thực hiện các giao dịch về thẻ và chi trả kiều hối đối với khách hàng.

- Phòng Tổ chức – Hành chính: Thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển nguồn nhân lực của Chi nhánh; Thực hiện nhiệm vụ hành chính, hậu cần.

- Các Phòng Giao dịch (An Cựu, Phú Bài, Sông Bồ, Bến Ngự, Thành Nội, Nguyễn Trãi): Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ theo phạm vi được ủy quyền đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và các quy trình nghiệp vụ; Thực hiện giao dịch với khách hàng, mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm các loại, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối…, tiếp nhận, giải quyết hồ sơ vay vốn theo phân quyền.

30

Bảng 2.2: Tình hình lao động của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TT Huế.

CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015

SL % SL % SL % +/- % +/- %

Tổng cộng 109 100,00 103 100,00 109 100,00 -6 -5,50 6 5,83

1. PHÂN THEO GIỚI TÍNH

Nam 53 48,62 47 45,63 45 41,28 6 11,32 -2 4,23 Nữ 56 51,38 56 54,37 64 58,72 0 0,00 8 14,29 2. PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ Trên đại học 4 3,67 8 7,77 11 10,09 4 100,00 3 37,5 Đại học 99 90,83 90 87,38 92 84,40 -9 -9,09 2 2,22 Cao đẳng và Trung cấp 2 1,83 2 1,94 3 2,75 0 0,00 1 50,00 Chưa qua đào tạo 4 3,67 3 2,91 3 2,75 -1 -25,00 0 0,00

(Nguồn: Phòng Kế hoạch –Tổng hợp NHTMCP Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh TT

Huế)

Qua bảng 2.1, nhận thấy rằng tổng số lao động của Ngân hàng TMCP BIDV –Chi nhánh TT Huế không có sự thay đổi lớn. Cụ thể là có 109 lao động vào năm 2014, đến năm 2015 giảm 6lao động tức là giảm5,5% so với năm 2014, sau đó đến năm 2016 tăng thêm 6 lao động tức là tăng 5,83% so với năm 2015. Nguyên nhân của sự biến động này cho thấy những năm qua BIDV vẫn phát triển ở mức ổn định. Ngân hàng không có sự mở rộng thêm nhiều PGD cho nên số lượng lao động không có sự thay đổi nhiều về mặt số lượng.

31

Xét theo giới tính, tỉ lệ lao động xét theo giới tính của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế khá đồng đều, số lượng lao động là nam giới chiếm tỷ lệ thấp hơn không đáng kể lao động là nữ giới. Cụ thể, lao động nam giới chiếm tỷ lệ 42% - 49% còn

lao động nữ là từ 51% –58%. Số lao động nữ nhiều hơn nam có thể do đặc thù của ngành ngân hàng cần lao động nữ nhiều hơn bởi vì lao động nữ sẽ thuận lợi trong việc tiếp xúc quan hệ với khách hàng.

Xét theo trình độ học vấn, nhìn tổng quát thì số lao động có trình độ đại học của BIDV – Chi nhánh TT Huế chiếm đa số. Bởi vì, ngành ngân hàng luôn có các nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi trình độ học vấn phải cao để đáp ứng được nhu cầu của công việc. Lao động có trình độ đại học chiếm tỷ trọng từ 85%-91% trong tổng số lao động. Năm 2015, giảm 9 người tương ứng với giảm 9,09%. Năm 2016, lao động trình độ đại học tăng 2 người tương ứng với tăng 2,22% so với năm 2015. Đối với lao động ở các trình độ khác chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng số lao động. Đối với lao động trình độ trên đại học, năm 2015 có sự thay đổi so với năm 2014 khi tăng gấp đôi số người có trình độ trên đại học lên con số 8, tới năm 2016 tăng thêm 3 người nữa chiểm tỉ lệ 10,09%. Lao động trình độ Cao đẳng và Trung cấp năm 2016 tăng 1 người ứng với tăng 50%so với năm 2015. Lao động chưa qua đào

tạo của năm 2015 giảm 1 người so với năm 2014 và sau đó giữ nguyên đến năm

2016.

Ngân hàng BIDV Thừa Thiên Huế luôn chú trọng vào khâu tuyển dụng những lao động có trình độ học vấn cao, được đào tạo bài bản bởi tính chất công việc của ngành ngân hàng đòi hỏi các nhân viên phải tập trung học hỏi, phản xa nhanh với các tình huống, các thông báo về công việc, các tiến bộ khoa học công nghệ để ứng dụng trong các nghiệp vụ của ngân hàng.

2.1.4. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanhcủa Chi nhánh

Cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng nói chung, NHTMCP Đầu tư và

Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TT Huế đã có những bước tiến trong việc ứng

dụng cải tiến các công nghệ tiên tiến, luôn nổ lực để có thể đưa đến những tiện ích để đáp ứng những nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của khách hàng. Thương hiệu

32

BIDV đã trở thành một thương hiệu ngân hàng đáng tin cậy đối với người dân. Điều này được thể hiện ở lợi nhuận của Ngân hàng BIDV tăng trưởng ổn định qua các năm.

Vể tổng thu

Tổng doanh thu của Chi nhánh tăng trưởng trong giai đoạn từ 2014 – 2016, cụ thể như sau: Năm 2014 tổng thu của NH là 422,26 tỷ đồng, đến năm 2015 tăng lên mức 496,67 tỷ đồng tức là tăng 74,41 tỷ đồng tương ứng với 17,62% so với năm 2014.

Đến năm 2016 tổng thu đạt 754,32 tỷ đồng tăng 257,65 tỷđồng ứng với 51,88% so với năm 2015. Tổng doanh thu của Chi nhánh tăng gần gấp đôi trong giai đoạn

2015-2016 là do sự tác động của các nhân tố như sau:

- Thu nhập từ lãi

Năm 2014, nguồn thu từ lãi là 199,81 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 47,32% trong tổng doanh thu. Năm 2015, tăng lên61,80 tỷđồng ứng với mức tăng30,93% so với năm

2014. Cho đến năm 2016, tăng thêm 177,43 tỷ đồng tương ứng với 67,82% so với năm 2015. Nguồn thu nhập từ lãi của NH tăng ổn định qua 2 năm 2014 – 2015, và

đến năm 2016 tăng lên nhiều góp phần lớn vào sự tăng của tổng thu của chi nhánh cho thấy hoạt động tín dụng của NH có xu hướng phát triển trong giai đoạn này.

- Thu kinh doanh ngoại tệ:

Nguồn thu từ hoạt động này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong các hoạt động mang lại thu nhập cho Chi nhánh. Năm 2014, hoạt động này mang lại 0,61 tỷ đồng chiếm tỷ trọng trong tổng thu là 0,15%. Năm 2015, đạt 0,97 tỷđồng chiếm tỷ trọng 0,19% trong tổng thu, tức là tăng 0,35 tỷ đồng tương đương 57,79% so với năm 2014. Trong năm 2016, thu kinh doanh từ ngoại tệ đạt 1,47 tỷđồng tăng gấp 4 lần so với năm 2015. Kết quả cho thấy Chi nhánhđang có xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ, mặc dù nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong các hoạt động đem đến nguồn thu cho Chi nhánhnhưng nó lại là hoạt động có mức tăng trưởng lớn.

33

Hoạt động dịch vụ bao gồm: nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán, ngân quỹ, ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác là hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng cho nên hoạt động này cần được ngày một đa dạng hóa và

Một phần của tài liệu Khóa luận quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thừathiên huế (Trang 30)