Nhóm chỉ tiêu trực tiếp

Một phần của tài liệu Khóa luận quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thừathiên huế (Trang 44 - 47)

5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.2.1.1. Nhóm chỉ tiêu trực tiếp

Cơ cấu nhóm nợ và nợ xấu của NHTM Đầu Tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh

Thừa Thiên Huế.

Cơ cấu nhóm nợ

Theo quy định về phân loại nợ tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005

của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành "Quy định về phân

loại nợ, trích lập và sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng" và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ,

trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng tổ chức tín dụng: Các nhóm nợ được phân chia như sau: Nợ nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ nhóm 2- Nợ cần chú ý, Nợ nhóm 3- Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nhóm 4 - Nợ nghi ngờ

39

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tín dụng theo chất lượng nợ giai đoạn từ 2014- 2016

(Nguồn: Số liệu từ phòng Kế toán - Tổng hợp) Căn cứ vào biểu đồ trên, trong giai đoạn từ năm 2014-2016, tổng nợ nhóm 1 và

nhóm 2 của Chi nhánh luôn chiếm khoảng 99% tổng dư nợ, đây là tỷ lệ nợ của ngân

hàng thuộc nhóm tốt nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng.

Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Có thể thấy nợ xấu của chi nhánh trong 3 năm trở lại đây đều ở mức dưới 1%. Giải thích vì sao trong năm 2014, nợ nhóm 2 rơi vào khoảng 7% là do giai đoạn năm 2013-2014 là tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng dẫn đến một phần nợ nhóm 1 chuyển về nợ nhóm 2, tuy nhiên Chi nhánh đã cố gắng khắc phục để không tiếp tục chuyển về nợ nhóm 3, 4 và 5. Kết quả đạt được là tỷ lệ nợ xấu của BIDV cũng thuộc nhóm các ngân

hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam. ❖Chất lượng tín dụng

Không chỉ quan tâm đến tốc độ tăng trưởng khách hàng và dư nợ cho vay, BIDV còn quan tâm đến chất lượng tín dụng. Tốc độ tăng trưởng khách hàng và dư nợ cho vay góp phần mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng, tuy nhiên ngân

92.26% 99.05% 99.24% 7.29% 0.16% 0.31% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2014 2015 2016 Nhóm 5 Nợ có khả năng mất vốn Nhóm 4 Nợ nghi ngờ Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 2 Nợ cần chú ý Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn

40

hàng càng cần phải phát triển chiều sâu là chất lượng tín dụng để giữ chân khách

hàng.

Chất lượng tín dụng sẽ được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu và tốc độ gia tăng nợ xấu.

Bảng 2.5: Nợ xấu và Tỷ lệ xấu trên tổng dư nợ năm 2014-2016.

Đơn vị tính: tỷ đồng. 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 Nợ xấu 12,49 29,89 25,52 17,4 (3,37) Tỉ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ 0,449% 0,793% 0,447%

(Nguồn: Số liệu từ phòng Kế toán - Tổng hợp) Căn cứ vào bảng trên, có thể thấy so với năm 2014, nợ xấu của năm 2015 tăng hơn gấp đôi cùng với đó tỉ lệ nợ xấu năm đạt cao nhất trong 3 năm nghiên cứu ở mức 0,793%. Tới năm 2016 tuy giá trị nợ xấu đạt gấp đôi năm 2014 tuy nhiên tỉ lệ nợ xấu của 2 năm trên không có quá nhiều chênh lệch. Có thể giải thích điều này như sau:

- Năm 2015 vẫn còn bị ảnh hưởng của giai đoạn năm 2013-2014, hệ quả của quá trình tăng dư nợ tín dụng nhanh cùng vớinhững khó khăn chung của nền kinh tế dẫn đến việc các doanh nghiệp khó có khả năng trả nợ khi hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Tuy nhiên tới năm 2016 con số này đã được khắc phục và ổn định trở lại.

- Trong ba năm vừa qua, tổng dư nợ tín dụng tăng khá nhanh, từ năm 2014 đạt 2.778,27 tỉ đồng thì tới năm 2016 con số này đạt 5.672,34 tỉ đồng. Chính vì vậy dù giá trị nợ xấu năm 2016 cao gấp đôi năm 2014 nhưng tỉ lệ nợ xấu vẫn không chênh lệch quá nhiều. Tuy nhiên, với giá trị nợ xấu cao gấp đôi trong năm 2016 cho thấy chính sách thu hồi quản lý nợ xấu so với năm 2014 vẫn chưa có nhiều thay đổi đáng kể,

41

vẫn đem lại rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Dựa vào đó, ta có thấy rằng công tác quản lý rủi ro BIDV đã kiểm soát rất hiệu quả và chặt chẽ để tỉ lệ nợ xấu luôn duy trì dưới mức 1%, đảm bảo tín dụng được

phát triển về chiều sâu, tuy nhiên vẫn cần được cải thiện hơn trong tương lai.

Một phần của tài liệu Khóa luận quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thừathiên huế (Trang 44 - 47)