Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

Một phần của tài liệu Khóa luận quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thừathiên huế (Trang 51 - 72)

5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

Triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Đứng trước thực trạng rủi ro tín dụng vẫn còn tồn đọng hiện nay, BIDV từ lâu đã xây dựng một bộ phận quản trị rủi ro để quán triệt và ngăn chặn những ảnh hưởng xấu mà rủi ro tín dụng mang lại. Thực trạng việc tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV được xem xét, đánh giá trên tất cả các khâu: Nhận biết rủi ro tín dụng; Phân

tích, đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng; Ứng phó rủi ro tín dụng và Kiểm soát rủi ro

tín dụng.

46

Nhóm dấu hiệu xuất phát từ phía ngân hàng

Công tác nhận biết rủi ro được tiến hành ngay từ khi khách hàng bắt đầu có giao dịch tín dụng với ngân hàng. Cán bộ Quản lý khách hàng có nhiệm vụ điều tra lịch sử nợ xấu của khách hàng thông qua hệ thống CIC, tình hình tài chính, khả năng/thái độ trả nợ của khách hàng..

Để nhận biết rủi ro tín dụng, ngân hàng BIDV đã thiết lập các Phòng/Ban và các bộ phận liên quan nhằm tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin nhằm sớm phát hiện ra các dấu hiệu cho thấy phát sinh rủi ro tín dụng. Dấu hiệu rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ chính Ngân hàng và cũng có thể phát sinh từ khách hàng trong quá trình xét

duyệt các khoản vay. Đối với các dấu hiệu rủi ro phát sinh từ ngân hàng, Bộ phận quản trị rủi ro có trách nhiệm thường xuyên rà soát, đánh giá chủ yếu dựa trên các chính sách của ngân hàng (tăng trưởng tín dụng, lĩnh vực tín dụng, điều kiện cho vay, đối tượng khách hàng, dự phòng tín dụng…), năng lực cán bộ tín dụng hay năng lực quản trị điều hành. Đối với nhóm dấu hiệu từ phía khách hàng, ngân hàng cần nhận biết sớm rủi ro tín dụng ngay trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng.

47

Hình 2.10. Quy trình cấp tín dụng tại phòng giao dịch

(Nguồn: PGD Nguyễn Trãi)

GĐ/PGĐ PGD Tiếp nhận hồ sơ KH. Đánh giá, phân tích KH , khoản vay. Xétduyệt

Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo phê duyệt

Nếu vượt thẩm quyền của PGD, chuyển hồ sơ lên bộ phận QLRR, phán quyết; Trong thẩm quyền PGD,phán quyết;

Giới thiệu KH với hệ thống QHKH Ký HĐ vớiKH; Thực hiện nhận và quản lý TSBĐ Ký HĐ, văn bản (1.6) Ký hồsơ Tiếp nhận thôngtin, tình hình giải ngân/phát hành thư BL/LC; Thẩm định TSBĐ Đánh giá tài sản đảm bảo. - Nhận và lập hồ sơ giải ngân;

- Soạn thư bảo lãnh; - Thực hiện nghiệp vụ

TTQT (3.

1)

- Giải ngân/phát hành thư

BL;

- Nhập thông tin vào hệ thống;

48

Quy trình trên được diễn giải như sau:

Tiếp thị và đề xuất tín dụng.

Bước 1: Tiếp thị chủ động.

Cán bộ Quản lý khách hàng là các đầu mối tiếp thị, tìm kiếm và tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của BIDV từ khách hàng.

Bước 2: Tư vấn và hoàn thiện hồ sơ tín dụng.

Trên cơ sở nhu cầu của Khách hàng, Cán bộ Quản lý khách hàng hướng dẫn khách hàng lập Hồ sơ tín dụng theo qui định.

Hồ sơ vay vốn của khách hàng bao gồm: Phiếu đề xuất cấp tín dụng, Chứng minh thư nhân dân/ bằng lái xe, Giấy xác nhận công việc hiện tại, Giấy phép đăng ký kinh doanh, Bản in CIC, BIC,...

Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

Khi tiếp nhận hồ sơ, Cán bộ Quan hệ khách hàng lập Phiếu tiếp nhận theo mẫu.

Bước 4: Đánh giá, phân tích khách hàng, khoản vay.

Cán bộ Quản lý khách hàng kiểm tra lại các thông tin trên hồ sơ để đảm bảo tính chính xác ví dụ như các thông tin nhà ở khớp với sổ hộ khẩu được cung cấp, Chứng minh nhân dân có còn thời hạn hay không ( không quá 15 năm), số tiền vay có vượt hạn mức hay không, kiểm tra lịch sử nợ xấu theo kết quả CIC,...

Bước 5: Đánh giá tài sản đảm bảo.

Bước 6: Lập đề xuất tín dụng.

Cán bộ Quản lý khách hàng sẽ Lập đề xuất tín dụng cho khách hàng (theo mẫu báo cáo đề xuất tín dụng của BIDV), báo cáo cấp có thẩm quyền kiểm soát (Trưởng/ phó phòng/ GĐ PGD) và chuyển sang thẩm định tín dụng theo quy định của BIDV.

Thẩm định rủi ro và phán quyết tín dụng.

Bước 7:Phê duyệt đề xuất tín dụng.

Căn cứ vào Hồ sơ tín dụng của khách hàng, Cán bộ Quản lý khách hàng thực hiện nghiên cứu, thẩm định theo những nội dung sau:

- Đánh giá chung về khách hàng.

- Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng.

49

hạng tín dụng nội bộ) để áp dụng chính sách khách hàng. Ngoài ra Phòng giao dịch tham khảo thêm thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng để đánh giá khách hàng.

- Phân tích đánh giá về Phương án sản xuất, kinh doanh; dự án đầu tư; Khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp.

- Đánh giá về tài sản đảm bảo theo Quy định về giao dịch bảo đảm của BIDV.

Nếu giá trị tín dụng vượt quá thẩm quyền của PGD thì cần phải qua thẩm định rủi ro, bàn giao hồ sơ sang bộ phận Quản lý rủi ro (bước 8).

Nếu giá trị tín dụng trong thẩm quyền của PGD thì chuyển qua bước 10.

Bước 8: Bàn giao hồ sơ sang bộ phận Quản lý rủi ro.

Phòng Quản lý rủi ro tiếp nhận Báo cáo đề xuất tín dụng và Hồ sơ tín dụng từ phòng Giao dịch trực thuộc chi nhánh.

Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, bao gồm:

- Rủi ro khách quan.

- Rủi ro từ chủ quan của khách hàng.

- Rủi ro xuất phát từ BIDV.

- Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của khách hàng.

- Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng.

Cán bộ Quản lý rủi ro sau khi thực hiện thẩm định rủi ro tín dụng và lập Báo cáo thẩm định rủi ro sẽ được lãnh đạo phòng Quản lý rủi ro thực hiện kiểm tra, rà soát lại nội dung của Báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát.

Bước 9: Tiếp nhận hồ sơ và đánh giá và lập báo cáo thẩm định rủi ro.

Bước 10: Phán quyết tín dụng.

Bước 11: Phòng Giao dịch hoàn thiện hồ sơ trình Trụ sở chính.

Bước 12: Phán quyết tín dụng (Qui định phân cấp thẩm quyền phán quyết TDBL của BIDV).

Hoàn thiện hồ sơ sau phê duyệt.

Bước 13: Chấp thuận/từ chối cấp tín dụng.

- Nếu từ chối, Cán bộ Quản lý khách hàng gửi Thông báo tới khách hàng trong đó nêu rõ lý do từ chối cho vay.

50

Bước 14: Hoàn thiện thủ tục tài sản đảm bảo.

Giải ngân/phát hành bảo lãnh.

Bước 15: Kiểm tra hồ sơ giải ngân và điều kiện giải ngân.

Bước 16: Đề xuất và quyết định giải ngân.

Kết luận: Trong năm 2007, theo quy trình trên, BIDV đã thực hiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo mô hình kết hợp tập trung và phân tán tức là tại PGD, khi phê duyệt và đề xuất tín dụng thuộc thẩm quyền PGD thì sẽ tiến tới Phán quyết tín dụng, đối với hạn mức tín dụng vượt quyền phán quyết PGD thì phải thông qua Thẩm định rủi ro của bộ phận Quản lý rủi ro.

Ưu điểm của mô hình kết hợp này là vô cùng linh hoạt. Đối với các khoản tín dụng vượt thẩm quyền của PGD, thông tin về hoạt động ngân hàng tập trung cao tại Hội sở trên cơ sở đó Hội sở có thể xây dựng, kiểm tra, các quyết định vay vượt hạn mức đều tập trung vào quyết định cho vay của Hội sở, điều này sẽ hạn chế rủi ro cho toàn hệ thống.

Đối với các khoản tín dụng thuộc thẩm quyền của PGD, thời gian rà soát, xử lý cấp tín dụng sẽ trở nên nhanh hơn và linh hoạt hơn.Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của những khoản thuộc thẩm quyền của PGD hoàn toàn phụ thuộc vào trách nhiệm, trình độ, năng lực và sự minh bạch của cán bộ tín dụng. Đây cũng chính là

một trong những yếu kém của mô hình này.

2.2.2.2 Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng.

Để đánh giá được mức độ rủi ro tín dụng, ngân hàng cần phân tích đánh giá và

đo lường rủi ro tín dụng đối với cả khách hàng và bản thân nội bộ ngân hàng. Sau khi

thu thập thông tin, đánh giá rủi ro, ngân hàng cần lượng hóa các rủi ro đó thông qua

các phương pháp, mô hình đo lường rủi ro tín dụng.

a) Lượng hóa rủi rotín dụng.

- Dựa trên cơ cấu thu nhập của ngân hàng có thể đánh giá mức độ quan

trọng của từng khoản thu nhập đối với tổng thu nhập của một ngân hàng. Đối với ngân hàng BIDV Chi nhánh TT Huế, trong 3 năm trở lại đây, thu nhập từ lãi và các

51

hoạt động tương tự lãi luôn chiếm tỷ trọng từ 48% tới 59%. Như vậy, hoạt động tín dụng luôn đem lại thu nhập lớn nhất cho Chi nhánh. Do vậy, rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động của toàn Chi nhánh..

Bên cạnh đó, các chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng thể hiện ở dư nợ tín dụng của BIDV năm 2014 là 2.778,27 tỷ đồng và năm 2014 là 3.770,8 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng khoảng 35,72%/năm, năm 2016 là 5.702,34 tỷ đồng

(tăng 51,22% so với năm 2015) mức tăng trưởng dư nợ cũng phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Như vậy, với mức tăng trưởng tín dụng cao cần có các

chính sách, công cụ quản trị rủi ro hữu hiệu mới có thể kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng theo kế hoạch.

- Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của ngân hàng cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng, đối với BIDV trong năm 2014 và 2015 phân chia khá đồng đều các khoản vay ngắn hạn, vay trung/dài hạn và vay khác.

Cho vay ngắn hạn là nhóm khoản cho vay có tính an toàn cao và có thể kiểm soát rủi

ro tín dụng tốt hơn. Các khoản cho vay trung/dài hạn có thu nhập cao hơnnhưng rủi ro

tín dụng cao hơn. Nhìn chung cơ cấu tín dụng này có phần khác so với thông lệ với

thông lệ khi tại các ngân hàng TMCP khác tỉ lệ tín dụng ngắn hạn thường chiếm tỉ trọng chủ yếu trong cơ cấu tín dụng.

- Tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản và không có tài sản bảo đảm duy trì ở mức ổn định khoảng 90% và 10%.

- Tỷ lệ nợ xấu của BIDV chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ. Tuy nhiên các tỷ lệ này có xu hướng tăng trong các năm gần đây. Trong năm 2014 tỉ lệ nợ xấu là

0,449%, năm 2015 chiếm tỷ trọng là 0,793% và trong năm 2016 là 0,447%.

Như vậy, rủi ro tín dụng đối với BIDV trong giai đoạn vừa qua khá an toàn và nằm trong mức kiểm soát, thấp hơn mức chung của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong

công tác quản trị rủi ro vẫn còn một số tồn tại nếu không có các giải pháp phù hợp có thể phát sinh các rủi ro trong tương lai điển hình như mô hình quản trị rủi ro kết hợp tập trung &phân tán đối với một số món vay thuộc thẩm quyền của PGD như hiện nay

52

cũng như mức độ rủi ro tín dụng đến từ các khoản vay trung và dài hạn.

b) Phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp cho điểm tín dụng của Chi nhánh

Hiện nay ngân hàng BIDV đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Quán triệt việc đổi mới nội dung và phương pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân

hàng, hiện nay ngân hàng BIDV đã nhìn nhận toàn diện rủi ro tín dụng trong mối quan hệ với các rủi ro khác và đã quy định vấn đề lượng hóa rủi ro để làm cơ sở cho hoạt động quản trị rủi ro.

Khách hàng cá nhân

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng được chia thành hai hệ thống nhỏ theo mục đích sử dụng tiền vay. Đó là, hệ thống chấm điểm khách hàng là cá nhân vay

tiêu dùng và hệ thống chấm điểm khách hàng là cá nhân vay kinh doanh.

Hệ thống chấm điểm khách hàng là cá nhân được thực hiện qua 4 bước sau: • Bước 1: Chấm điểm các chỉ tiêu về nhân thân và khả năng trả nợ của khách hàng.

53

Bảng 2.11. Các chỉ tiêu về nhân thân của khách hàng cá nhân.

Cá nhân tiêu dùng Cá nhân vay kinh doanh

* Tuổi

* Trình độ học vấn * Tiền án tiền sự * Tình trạng chỗ ở * Cơ cấu gia đình

* Số người phụ thuộc về kinh tế thường xuyên liên tục vào người vay ( trong gia

đình)

* Bảo hiểm nhân mạng

* Nghề nghiệp * Lĩnh vực kinh doanh

* Thời gian công tác * Thời gian hoạt động kinh doanh

trong lĩnh vực hiện tại

* Rủi ro nghề nghiệp * Rủi ro liên quan đến ngành nghề

kinh doanh

* Sở hữu các cơ sở kinh doanh

54

Bảng 2.12. Các chỉ tiêu về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân.

Cá nhân tiêu dùng Kinh doanh

1 Mức thu nhập ròng ổn định

hàng tháng chứng minh được.

Khả năng sinh lời của phương án

kinh doanh (tính bằng: Lợi nhuận dự kiến từ phương án kinh doanh/Doanh thu dự kiến từ phương án kinh

doanh)

2 Tỷ lệ giữa số tiền phải trả trong kì (gốc + lãi) theo kế hoạch trả nợ bao gồm cả các khoản nợ trước đây với BIDV và khoản nợ đang xem xét (theo lịch trả nợ dự tính) và các khoản nợ với các Ngân hàng khác với nguồn trả nợ chứng minh được trong kỳ đó.

3 Tình hình trả nợ gốc và lãi tại BIDV

4 Các dịch vụ sử dụng ở BIDV

5 Đánh giá của cán bộ tín dụng về tính khả thi của phương án kinh doanh

của khách hàng

• Bước 2: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng

- Tổng hợp điểm:

Điểm của Khách hàng = (Điểm các chỉ tiêu nhân thân x Trọng số phần nhân thân) + (Điểm các chỉ tiêu khả năng trả nợ x Trọng số phần khả năng trả nợ)

Trong đó: Trọng số phần nhân thân là 40%. Trọng số phần khả năng trả nợ là 60%.

Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được phân loại vào một trong các mức xếp loại sau:

55 Bảng 2.13: Các thang điểm xếp hạng tín dụng khách hàng. Điểm Xếp loại 95-100 AAA 90-94 AA 86-89 A 80-84 BBB 70-79 BB 60-69 B 50-59 CCC 40-49 CC 35-39 C Ít hơn 35 D

(Nguồn: Phòng quản trị rủi ro) • Bước 3: Đánh giá Tài sản đảm bảo.

- Tài sản đảm bảo được xác định dựa trên các yếu tố sau: + Loại Tài sản đảm bảo (<100 điểm).

+ Giá trị Tài sản đảm bảo (<100 điểm).

+ Rủiro Tài sản đảm bảo liên quan đến việc giảm giá trị Tài sản đảm bảo (<100 điểm).

56

Bảng 2.14: Các thang điểm đánh giá tài sản đảm bảo

Điểm Xếp loại Đánh giá

>225 A Mạnh

75-224 B Trung bình

<75 C Thấp

• Bước 4: Tổng hợp và quyết định.

Ma trận ra quyết định sau khi tổng hợp điểm:

Bảng 2.15: Ma trận ra quyết định cho vay sau khi tổng hợp điểm khách hàng cá nhân Đánh giá xếp loại cá nhân AAA AA A BBB BB B CCC CC C D Xếp loại rủi ro Đánh giá tài sản thế chấp

Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao

A (Mạnh) Xuất sắc Tốt Trung bình/Từ chối

B (Trung bình) Tốt Trung bình Từ chối

C (Thấp) Trung bình Trung bình/Từ chối

(Nguồn: Phòng Quản trị rủi ro)

Khách hàng doanh nghiệp

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng là doanh nghiệp được thực hiện qua 4

Một phần của tài liệu Khóa luận quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thừathiên huế (Trang 51 - 72)