5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
2.2.1.2. Nhóm chỉ tiêu gián tiếp
❖Hiệu quả sử dụng vốn
Rủi ro tín dụng sẽ làm giảm khả năng thanh toán, các khoản vay có thể mất hoặc khó đòi trong khi tiền gửi tiết kiệm vẫn phải trả lãi. Để phòng tránh trường hợp này, theo thông tư 36 do Ngân hàng nhà nước ban hành, tỷ lệ này được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa tổng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi, và đối với các ngân hàng TMCP thì tỷ lệ này phải được duy trì ở mức 80%.
Bảng 2.6: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi năm 2014-2016
Đơn vị tính: tỷ đồng
2014 2015 2016
Tổng dư nợ 2.778,27 3.770,81 5.702,34
Tổng vốn huy động 2.59,03 3.394,02 4.172,25
Tỉ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động 1,08 1,11 1,37
(Nguồn: Số liệu từ phòng Kế toán - Tổng hợp) Theo thông tư 36 do Ngân hàng nhà nước ban hành, tỷ lệ này được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa tổng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi, và đối với các ngân hàng TMCP thì tỷ lệ này phải được duy trì ở mức 80%. Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu
tính toán ở bảng 2.6, giá trị này đều lớn hơn 100%, nguyên nhân vì: Số dư nợ lớn hơn huy động là bình thường đối với một chi nhánh vì chi nhánh còn huy động tiền từ hội sở chuyển xuống hoặc các chi nhánh khác chuyển sang.
Việc chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn lớn hơn 100% cho thấy chi nhánh BIDV TT Huế làm việc khá hiệu quả, giải ngân được nhiều nên phải huy động vốn từ các chi
42
nhánh khác chuyển sang hoặc từ hội sở chuyển xuống.
❖ Cơ cấu thunhập của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV Chi nhánh TT Huế.
Cơ cấu thu nhập phản ánh tỷ trọng từng khoản thu của ngân hàng trong các năm. Bản chất hoạt động tín dụng luôn hàm chứa rủi ro cao, do vậy với cơ cấu nguồn thu từ tín dụng lớn sẽ tiềm ẩn rủi ro cao.
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu thu nhập của BIDV năm 2014 - 2016.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng Kế toán - Tổng hợp) Trong giai đoạn 2014-2016, hai hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho BIDV là từ lãi và từ nội bộ hệ thống. Xếp thứ ba là thu nhập từ phí dịch vụ. Các thu nhập khác chiếm không đáng kể, chưa tới 1% tổng thu nhập.
Trong ba năm qua, BIDV đã có bước chuyển biến trong việc tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng,tăng cường hiệu quả các hoạt động đầu tư, giảm thu nhập nội bộ trong hệ thống. Cụ thể là nếu năm 2014, thu nhập từlãi và thu nhập nội bộ hệ thống lần lượt là 47,32% và 47,57% thì tới năm 2016, trong khi thu từ lãi chiếm 58,2% thì thu nội
199.81 200.81 0.61 17.68 3.03 0.31 261.61 209.86 0.97 21.81 2.23 0.192 439.04 281.28 1.47 31.52 0.82 0.19 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 TN từ lãi TN nội bộ trong hệ thống TN từ kinh doanh ngoại tệ TN từ phí dịch vụ Thu hoàn nhập DPRRTD Thu khác 2014 2015 2016
43
bộ hệ thống chỉ chiếm 37,29%. Với vai trò như vậy, rủi ro đến từ hoạt động này cũng sẽ ảnh hưởng mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
❖ Tăng trưởng tín dụng của NHTM BIDV Chi nhánh TT Huế
Để khai thác một cách hiệu quả, an toàn nguồn vốn huy động, tạo nguồn thu ổn định, BIDV đãcung cấp một danh mục các sản phẩm tín dụng khá đa dạng và có các
gói cho vay theo kì hạn gồm vay ngắn hạn, vay trung & dài hạn, vay khác.
Bảng 2.8: Tăng trưởng dư nợ tại BIDV trong giai đoạn từ 2014 - 2016
Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 Ngắn hạn 1.460,53 1.876,39 2.189,1 128,47% 166,67% Trung dài hạn 1.274,82 1.834,58 3.513,15 143,91% 191,5% Cho vay khác 42,92 59,83 0 139,40% 0% Tổng dư nợ 2.778,27 3.770,8 5.702,34 135,72% 151,22%
(Nguồn: Số liệu từ phòng Kế toán - Tổng hợp)
Trong ba năm trở lại đây, Chi nhánh BIDV TT Huế luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao, đạt trung bình khoảng 43%/năm.Qua bảng số liệu, tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng tăng dần qua hai năm (năm 2015 tăng khoảng 35,72%, năm 2016 tăng khoảng 51,22%) nhưng đó là do quy mô tín dụng của Ngân hàng ngày càng lớn. Nếu xét ở giá trị tuyệt đối thì tăng trưởng tín dụng của BIDV luôn
đạt trung bình khoảng 1120tỷ đồng/năm trong 3 năm trở lại đây. Tính đến cuối năm
2016, tổng dư nợ cho vay của BIDV đạt mức 5.702,34 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn mức trung bình của ngành ngân hàng.
Trong cơ cấu tín dụng, tín dụng ngắn hạn có tốc độ tăng trưởng cao qua các
năm, tuy nhiên đáng lưu ý là tốc độ tăng trưởng của tín dụng trung và dài hạn, năm 2016 tăng tới hơn 91% so với năm 2015. Điều này phản ánh chính sách tín dụng của
44 BIDV đã dần thay đổi tập trung lựa chọn các khoản cho vay an toàn và có thời hạn dài,
không ưu tiên cho cấp tín dụng cho các dòng vốn ngắn hạn, có tính đầu cơ cao. Trong
điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, lĩnh vực tài chính ngân hàng còn nhiều rủi ro, nền kinh tế suy thoái, lạm phát cao ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cá nhân còn nhiều khó khăn thì những kết quả đạt được cho thấy BIDV đã có nhiều nỗ lực cố gắng để phát triển hoạt động tín
dụng và có kết quả tăng trưởng khả quan.
Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn
Theo kỳ hạn, tín dụng được chia thành tín dụng ngắn hạn (tối đa 12 tháng), trung hạn
(từ1-3 năm) và dài hạn (từ 3 năm trở lên). Ngoài ra BIDV còn có một số các khoản vay
khác.
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn giai đoạn 2014-2016
(Nguồn:Tổng hợp số liệu từ phòng Kế toán - Tổng hợp)
Trong cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn, trong năm 2014 tín dụng ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn nhất với 52,57% cơ cấu tín dụng, tuy nhiên bước sang năm 2015 trong khi khoản
vay khác không có nhiều thay đổi thì tín dụng ngắn hạn có dấu hiệu giảm xuống còn
52.57% 49.76% 38.39% 45.89% 48.65% 61.61% 1.54% 1.59% 0.00% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2014 2015 2016
45 49,76% thì tín dụng trung và dài hạn lại có sự tăng lên với mức tăng 48,65%. Năm
2016, tín dụng trung hạn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 50%). Mặc dù tín dụng ngắn hạn có ưu điểm là quay vòng nhanh, có rủi ro thấp tuy nhiêntín dụng trung và dài hạn đem lại thu nhập cao hơnvà cùng với đó đi kèm vớirủi ro tín dụng cao hơn. Theo xu
hướng, ngân hàng đã tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn tập trung cho vay dài hạn sẽ tăng được thu nhập nếu có thẩm định, đánh giá rủi ro tốt và quản lý tốt các khoản tín dụng này. Trong những năm gần đây, Chi nhánh liên tục tăng tỷ trọng tín dụng dài hạn, trong năm 2016, tín dụng dài hạn chiếm khoảng 51% tổng dư nợ.
Tóm lại
Rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV Chi nhánh TT Huế vẫn đang được kiểm soát khá chặt chẽ và hiệu quả, tỉ lệ nợ xấu nợ quá hạn chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu nhóm nợ. Tuy nhiên, việc chuyển dần cơ cấu tín dụng từ tín dụng ngắn hạn sang tín dụng dài hạn mặc dù sẽ mang lại cho ngân hàng nguồn thu nhập cao hơn nhưng rủi ro tín dụng lại nặng nề hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần cân đối giữa việc tăng nhanh tổng dư nợ so với tổng vốn huy động, để tránh tình trạng mất kiểm soát cho vay quá nhiều nhưng tiền lãi từ tiết kiệm lại không được trả đúng hạn, không có sẵn một lượng tiền mặt trong ngân hàng gây mất khả năng thanh khoản. Trước thực trạng rủi ro tín dụng hiện nay, ngân hàng BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đề ra kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng một cách hợp lý nhằm kiểm soát được tình trạng hiện tại, bên cạnh đó khắc phục được những hậu quả mà rủi ro tín dụng mang lại.