Nguyên tắc quản lý giá xăng dầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và pháp lý xây dựng cơ chế chính sách quản lý giá sản phẩm của các nhà máy lọc dầu ở việt nam (Trang 66 - 69)

Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X, tháng 4/2006, tiếp tục khẳng định lại mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa

xã hội là: Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Về định hướng phát triển thị trường và đổi mới cơ

trợ doanh nghiệp phát triển, không can thiệp trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh. Thực hiện quản lý Nhà nước về giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ độc quyền phù hợp với cơ chế thị trường và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế”.

Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30 tháng 01 năm 2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đề cập chủ trương và giải pháp về hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại

thị trường: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế về giá, về cạnh tranh và kiểm soát độc

quyền trong kinh doanh. Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc bình ổn giá bằng các biện pháp kinh tế vĩ mô và sử dụng nguồn lực kinh tế của Nhà nước, giảm tối đa các can thiệp hành chính trong quản lý giá. Hoàn thiện khung pháp lý cho ký kết, thực hiện hợp đồng; không hình sự hóa các tranh chấp dân sự trong hoạt động kinh tế. Hoàn thiện thể chế giám sát, điều tiết thị trường và xúc tiến thương mại, đầu tư, giải quyết tranh chấp phù hợp với kinh tế thị trường và các cam kết quốc tế; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao lòng tin của xã hội đối với pháp luật và các cơ quan tư pháp”.

Trên cơ sở định hướng trên, việc hoàn thiện hệ thống quản lý giá xăng dầu trong thời gian tới cần quán triệt những nguyên tắc sau:

+ Giá xăng dầu phải được hình thành theo cơ chế thị trường

Theo nguyên tắc này, một mặt giá cả xăng dầu phải bù các chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, mặt khác, khuyến khích sử dụng xăng dầu hợp lý, tiết kiệm, góp phần nâng cao hiệu quả xã hội. Đồng thời cần phải xoá tình trạng “bù

chéo” về giá, xóa bỏ tình trạng bình quân, cào bằng, áp dụng một mô hình

giá thống nhất.

+ Cơ chế, chính sách giá xăng dầu phải bảo đảm quan hệ hợp lý giữa giá cả thị trường trong nước và thế giới

Mối quan hệ giữa giá trong nước với giá thế giới bao hàm cả các quan hệ về mức, quá trình vận động và việc ổn định giá bán trong nước; giảm tối đa “tần suất” thay đổi giá để tạo điều kiện phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.

Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô nhưng do chưa có NMLD nên 100% lượng xăng dầu phục vụ nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng trong nước hiện nay đều phải nhập khẩu, trong tương lai vẫn phải tiếp tục nhập khẩu; do đó, giá cả trong nước chịu ảnh hưởng rất lớn của biến động giá trên thị trường thế giới. Theo nguyên tắc này, hệ thống giá trong nước phải phản ánh đầy đủ quá trình hình thành và vận động của giá xăng dầu trên thị trường thế giới. Muốn vậy, cần tháo gỡ các rào cản về hành chính và kinh tế ngăn cản sự hội nhập giá, làm sai lệch thước đo hiệu quả, đồng thời cũng cần xóa dần

tình trạng bảo hộ quá mức tạo ra sự cách biệt giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới.

Nguyên tắc hội nhập giá cũng đòi hỏi sự đồng bộ giữa các giải pháp quản lý giá với các giải pháp thị trường, nhất là việc tạo ra mặt bằng chung về giá tại các nước trong khu vực, trước hết là giữa các nước có chung đường biên giới nhằm

tạo sự đồng bộ, khắc phục tình trạng buôn lậu qua biên giới11.

+ Thực hiện tự do hóa giá cả nhưng không thả nổi theo biến động tự phát của thị trường

Nguyên tắc này đòi hỏi sự can thiệp của Nhà nước về giá chủ yếu phải thông qua các giải pháp gián tiếp, chỉ thực hiện việc quy định giá trực tiếp đối với một số trường hợp đặc biệt. Việc thực hiện các biện pháp can thiệp trực tiếp cần phải được công khai, quy định thành thể chế để các doanh nghiệp tuân thủ thực hiện.

Đối với các NMLD, xét trong giai đoạn trung và dài hạn, các NMLD có vai trò quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an ninh năng lượng và ổn định nguồn cung từ trong nước. Vì vậy, Chính phủ cần vận dụng tối đa khả năng ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào lọc, hóa dầu (về hạ tầng, về thuế, về các điều kiện triển khai kinh doanh...) để có những hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp đầu tư vào lọc hóa dầu tại Việt Nam; đồng thời, nghiên cứu cơ chế ổn định giá xăng dầu trên thị trường nội địa nhằm bảo đảm hiệu quả trong dài hạn, không vi phạm các quy luật của cơ chế thị trường và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Đối với khâu kinh doanh xăng dầu, phải tiếp tục các hỗ trợ về nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ cho cải tạo cơ sở hạ tầng, bến cảng, kho tàng, nơi mua bán, tạo ra điều kiện để giảm chi phí sản xuất và chi phí lưu thông; hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nghiên cứu thị trường ngoài nước và thực hành các phương thức giao dịch mới, hiệu quả.

Đối với các hộ tiêu dùng, tiếp tục có giải pháp hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương khi tăng giá bằng các giải pháp can thiệp của Nhà nước vào giá. + Giá xăng dầu phải khuyến khích việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm năng

lượng, đảm bảo mối tương quan giữa các loại nhiên liệu có khả năng thay thế lẫn nhau qua đó hướng người tiêu dùng sử dụng năng lượng có lợi cho nền kinh tế và phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường toàn cầu.

Quán triệt những nguyên tắc trên đây, phương hướng tổng quát của việc hoàn thiện cơ chế quản lý và chính sách giá là:

11 Lào và Cămphuchia có chung đường biên giới với Việt Nam, nếu Việt Nam không có chính sách điều chỉnh phù hợp, tình trạng buôn lậu qua biên giới là không thể tránh khỏi.

ð Thực hiện nhất quán cơ chế quản lý Nhà nước về giá theo cơ chế thị trường định hướng XHCN;

ð Thực hiện tự do hóa giá cả trên cơ sở tôn trọng quyền định giá và cạnh tranh

về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh;

ð Bình ổn giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người

tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.

ð Tiếp tục thực hiện tối đa việc xóa bao cấp qua giá, làm cho hệ thống giá cả

thị trường vận động khách quan, minh bạch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và pháp lý xây dựng cơ chế chính sách quản lý giá sản phẩm của các nhà máy lọc dầu ở việt nam (Trang 66 - 69)