Các hình thái thị trường và can thiệp của Nhà nước về giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và pháp lý xây dựng cơ chế chính sách quản lý giá sản phẩm của các nhà máy lọc dầu ở việt nam (Trang 38 - 39)

Đối với hình thái thị trường khác nhau thì sự can thiệp của Nhà nước về giá cũng khác nhau để đảm bảo cơ chế thị trường giá cả vận động theo những quy luật khách quan, riêng có của nó, đồng thời Nhà nước cũng thực hiện được các chức năng của mình.

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo bao gồm rất nhiều người bán và người mua một loại hàng hóa giống nhau, mỗi người mua hay người bán chỉ có mối liên hệ rất nhỏ với thị trường. Trên thị trường này, sự gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường của một hay nhóm người mua hoặc một hay nhóm người bán cũng không thể ảnh hưởng đến cung cầu, giá cả thị trường. Nên giá cả độc lập cả với người mua lẫn người bán, họ phải chấp nhận giá hàng hóa đã hình thành trên thị trường như là "những người nhận giá" và không thể thay đổi nó bởi

những hành vi cá nhân của họ. Ở dạng những thị trường này, Nhà nước

không cần ra các quyết định can thiệp vào kinh doanh và nhất là các quyết định về giá cả.

Thị trường độc quyền tuyệt đối còn được gọi là thị trường độc quyền của một phía, tức là chỉ có duy nhất một người sản xuất hoặc cung ứng một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó cho thị trường. Trong hình thái thị trường này, người độc quyền luôn giành quyền quyết định về giá. Họ có thể sử dụng chính sách giá cả để đạt tới các mục tiêu rất khác nhau như kiếm lợi nhuận độc quyền hay ngăn cản sự xâm nhập thị trường của các đối thủ tiềm năng, bảo vệ vị thế độc quyền. Trường hợp giá độc quyền cao người tiêu dùng bị điều tiết, trường hợp giá độc quyền thấp nhà độc quyền loại bỏ các đối thủ cạnh tranh để sau đó thống lĩnh thị trường và thu lợi nhuận độc quyền cao.

Để khắc phục tình trạng độc quyền, đa số các Chính phủ thường áp dụng các

biện pháp can thiệp như kiểm soát các yếu tố chi phí định giá, quy định tỷ lệ lợi nhuận trong giá hình thành, định giá trực tiếp, đấu thầu giá cung ứng hàng hóa dịch vụ...

Thị trường độc quyền nhóm. Điểm nổi bật nhất của thị trường độc quyền

nhómlà số người bán đủ ít để hoạt động của người bán này ảnh hưởng đến

người bán khác. Mỗi sự thay đổi về giá, sản lượng của một hãng sẽ tức khắc ảnh hưởng đến tình hình thị trường, do đó, ảnh hưởng đến kinh doanh của đối thủ. Thành viên của nhóm độc quyền người bán không bao giờ cảm thấy tin tưởng rằng có thể đạt được một kết quả lâu dài nào đó bằng cách hạ giá. Mặt khác, nếu thành viên của nhóm độc quyền tăng giá thì các đối thủ cạnh tranh có thể không bắt chước họ. Khi đó, họ sẽ phải trở lại giá cũ hoặc là có nguy cơ bị mất khách. Hàng hóa trên thị trường độc quyền nhóm có thể giống nhau và cũng có thể không giống nhau nhưng thay thế được nhau. Trong dạng thị trường này, để đạt được lợi nhuận tối ưu, các nhà độc quyền

thường thực hiện sự phối hợp hoặc thông đồng với nhau về giá để hạn chế

cạnh tranh. Theo cách này, thông thường các công ty có tỷ trọng thị trường lớn sẽ là người chỉ đạo giá. Mỗi khi giá được hình thành nó sẽ được duy trì trong một thời gian nhất định và người tiêu dùng sẽ bị thiệt. Bởi vậy, để đảm

bảo lợi ích của người tiêu dùng, Chính phủ thường phải can thiệp vào quá

trình hình thành và vận động của giá cả sản phẩm để bảo đảm lợi ích chung và bảo vệ quyền lợi người dân, hạn chế tối đa các lạm dụng.

Tóm lại, trừ trường hợp thị trường cạnh tranh hoàn hảo, trong các trường

hợp còn lại của hình thái thị trường, luôn luôn đặt ra vấn đề giá cả và vai trò của Nhà nước thông qua chính sách giá và chính sách giá cần phải được xác lập phù hợp với kiểu thị trường để vừa đảm bảo được lợi ích của người bán, người mua và lợi ích chung của xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và pháp lý xây dựng cơ chế chính sách quản lý giá sản phẩm của các nhà máy lọc dầu ở việt nam (Trang 38 - 39)