Về cơ bản, hiện nay việc định giá sản phẩm lọc dầu của các NMLD trong khu vực được tiếp cận theo 2 cách:
• Từ chi phí sản suất cộng với mức lợi nhuận cơ bản (lợi nhuận tối thiểu): theo
cách này hiện nay không còn thích hợp vì sẽ làm thị trường đi chệch hướng (Thái Lan đã có thời kỳ thực hiện theo cách này nhưng không đạt được mục tiêu thị trường). Không thích hợp vì các lý do sau:
1) Biến động của giá dầu thô giống với biến động của giá các sản phẩm dầu
nên nếu định giá bán buôn theo cách này sẽ không thể làm giảm bớt ảnh hưởng đến biến động giá bán lẻ.
2) Nếu sự định giá bán dựa trên lợi nhuận lọc dầu thì giá bán buôn sản phẩm
đối với các NMLD mới xây dựng sẽ tăng cao so với các NMLD đã được xây dựng trước đó trong khu vực, cụ thể là Singapore, nguyên nhân:
+ Công suất lọc của các NMLD Singapore cao và hầu như đã hết khấu
hao nên chi phí cho một đơn vị sản phẩm thấp.
+ Singapore có ngành công nghiệp hạ nguồn phát triển nên hệ số thu hồi
nội tại (IRR) của các NMLD cao.
+ Thuế suất của Singapore thấp.
+ Singapore là cửa ngõ buôn bán, thuận tiện về vận chuyển, có cảng lớn
do vậy chi phí vận chuyển dầu thô thấp.
3) Định giá cơ sở trên chi phí sản xuất và lợi nhuận tối thiểu cơ bản sẽ bóp
méo thị trường cạnh tranh, làm mất cân bằng thị trường. Nếu giá nhập khẩu thấp hơn giá các NMLD nội địa thì các nhà buôn sản phẩm xăng dầu sẽ thích nhập khẩu thay vì mua của các NMLD nội địa. Ngược lại, nếu giá sản phẩm lọc dầu khu vực cao hơn thì các NMLD sẽ thích xuất khẩu nhiều hơn, dẫn đến thiếu hụt xăng dầu trong nước.
4) Cố định tỷ lệ lợi nhuận lọc dầu trên doanh thu thì sẽ không tạo động lực
cho cải tiến kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả hoạt động.
• Dựa trên cơ sở giá giao ngay của thị trường Trung tâm khu vực: cách tiếp
cận này hiện đang được nhiều nước áp dụng vì theo đó giá bán từ các NMLD trong nước sẽ cạnh tranh được với giá nhập khẩu từ các thị trường khác trong khu vực và đồng thời sẽ cân bằng được cung cầu trong nước.
b. Cơ chế định giá sản phẩm của các NMLD Thái Lan
Thái Lan và một số nước trong khu vực như Australia cũng có cơ chế định giá bán sản phẩm từ các NMLD tương tự nhau, định giá theo nguyên tắc:
o Giá sản phẩm lọc dầu của các NMLD trong nước phải có sức cạnh tranh với nguồn nhập khẩu từ nước ngoài.
Mỗi NMLD của Thái Lan không chỉ cạnh tranh với các NMLD nội địa mà còn phải cạnh tranh với nguồn sản phẩm nhập khẩu. Do đó, giá bán buôn các sản phẩm dầu phải cạnh tranh được với giá nhập khẩu rẻ nhất (giá nhập khẩu thấp nhất từ nước ngoài đến Thái Lan). Cho nên việc định giá sản phẩm các NMLD Thái Lan chủ yếu dựa vào giá sản phẩm xăng dầu của thị trường Singapore. Nếu giá các sản phẩm lọc dầu định cao hơn giá nhập khẩu từ Singapore, các nhà buôn xăng dầu sẽ thích nhập khẩu hơn là mua các sản phẩm nội địa. Ngược lại, nếu giá được thiết lập thấp hơn giá nhập khẩu, sẽ có sự ưu tiên trở lại cho các NMLD. Vì vậy, sẽ không khích lệ cho đầu tư xây dựng NMLD.
o Phù hợp với tình hình hiện tại
Thực tế là các NMLD Thái Lan vẫn phải cạnh tranh với nguồn nhập khẩu từ Singapore, giá các sản phẩm dầu của Thái Lan dựa trên giá giao ngay Singapore được xem là thích hợp nhất. Ngoài ra, các NMLD đang áp dụng chiết khấu một khoản nhất định cho các nhà phân phối xăng dầu, mức chiết khấu được xác định thông qua chi phí phân phối nội địa cho từng vùng.
o Công thức tính giá bán lẻ xăng dầu ở Thái Lan:
Giá bán lẻ xăng dầu của Thái
Lan = Giá xuất từ NMLD (chiếm 60-70%) + Thuế và Quỹ dầu6 + Lợi nhuận (2)
Tóm lại, cơ chế định giá bán buôn sản phẩm lọc dầu của các quốc gia thường dựa vào sự cân đối giữa nhu cầu tiêu thụ trong nước và khả năng cung cấp (nội địa & nhập khẩu) mà xây dựng cơ chế định giá thích hợp, thông thường:
+ Đối với những nước có cả xuất khẩu và nhập khẩu, giá bán trong nước
được cân bằng dựa trên mức giá khu vực (Thái Lan, Australia...).
+ Đối với các nước nhập khẩu hoàn toàn thì giá bán trong nước theo giá
CIF cộng với các khoản thu của Nhà nước, lợi nhuận biên kinh doanh xăng dầu và các loại chi phí khác (Việt Nam, Trung Quốc...).
+ Đối với các nước xuất khẩu ròng, giá bán trong nước được xác định trên
cơ sở giá xuất khẩu cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế (Singapore, Nhật Bản...).