4 Rút ngắn khoảng cách hiểu biết bằng cách chuyển thể văn bản văn học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số (Trang 27 - 30)

II. Một số giải pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THPT vùng cao Nghệ An

2.4 Rút ngắn khoảng cách hiểu biết bằng cách chuyển thể văn bản văn học

Ví dụ 7:

Để HSDTTS cảm nhận được vẻ đẹp của biển, của bầu trời buổi sớm mai trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), GV nên cho HS xem một số hình ảnh bình minh trên biển, có sóng biển, có thuyền …

Ví dụ 8:

Để giúp HSDTTS hiểu và cảm nhận được cái đẹp, cái hay của bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh), giáo viên có thể dẫn lời hoặc mở đoạn nhạc có lời hát như sau:

- “ Con gái nói không là có, Con gái nói giận là giận yêu, Con gái còn yêu là còn giận, Đừng nghe những gì con gái nói”

- “ Em bảo anh đi đi, Sao anh không đứng lại, Em bảo anh đứng lại, Sao anh vội đi ngay, Lời nói thoảng gió bay, Sao mà anh ngốc thế, Không nhìn vào mắt em”.

Từ đó, giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh, cảm nhận, hiểu về tính cách của sóng, hiểu tâm hồn của người con gái khi đang yêu.

- Ưu điểm:

+ Học sinh nhận biết được những hình ảnh đẹp thân quen, gần gũi mà mình không nhận ra hoặc khó gọi tên.

+ Học sinh được nghe những từ ngữ kết hợp giai điệu nhạc hay, vui, đúng với tâm lí lứa tuổi nên thích thú, hào hứng hơn trong học tập.

+ Giải pháp này làm cho giờ học thoải mái, không cứng nhắc. - Hạn chế:

+ Giáo viên khó có thể có đầy đủ các hình ảnh đẹp của tất cả các vùng có học sinh trong lớp học đang sinh sống.

Giải pháp này có thể được áp dụng trong dạy học cho khá nhiều văn bản, đặc biệt là văn bản văn học.

2. 4. Rút ngắn khoảng cách hiểu biết bằng cách chuyển thể văn bản vănhọc học

Vốn dĩ HSDTTS có vốn tiếng Việt hạn chế nên ngày nào lên lớp cũng chỉ có ngôn ngữ, mà ngôn ngữ đó lại giống như một ngoại ngữ, nếu không có hoạt động gì sinh động, hấp dẫn thì các em rất chán, không tập trung và dễ buồn ngủ. Chuyển thể văn bản sang hình thức khác như hát, vẽ tranh là một trong những giải pháp làm sinh động giờ dạy học, rút ngắn „khoảng cách xa lạ” thành gần gũi, thân quen. Từ đó, tạo sự hứng khởi trong học tập cho HS.

2. 4. 1. Hát

- GV mở bài hát trước, trong hoặc sau khi đã tìm hiểu văn bản văn học cho học sinh nghe.

- Học sinh chuẩn bị trước ở nhà, đến lớp trình bày bài hát, giáo viên có thể cho điểm thường xuyên để khuyến khích tinh thần học tập, chủ động, tự tin của học sinh.

- Hoặc học xong văn bản văn học (đã được chuyển thể thành bài hát), giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tập hát, tiết sau trình bày trước lớp.

Ví dụ 9: Những văn bản văn học có thể sử dụng giải pháp này như: Hương

Sơn phong cảnh ca (Phan Chu Trinh), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Tôi yêu em

(Puskin), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Đàn ghi ta của

Lorca (Thanh Thảo), …

- Ưu điểm:

+ Tạo ra không khí học tập vui, lạ đối với học trò, góp phần tạo cảm xúc, ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn của học sinh đối với tác giả, văn bản được tìm hiểu.

+ Tạo cho học sinh có kĩ năng, thói quen mạnh dạn thể năng khiếu, năng lực trước nhiều người.

+ Góp phần định hướng cho học sinh tiếp nhận những tác phẩm âm nhạc có giá trị nghệ thuật cao.

+ Giúp học sinh có cái nhìn và có „phông” cảm nhận âm nhạc rộng hơn, phong phú hơn thay vì chỉ nghe và hát những bài hát nhạc trẻ về tình yêu, những bài hát có giá trị giáo dục, thẩm mĩ không cao.

- Hạn chế

+ Giải pháp này sẽ gây khó khăn với những em không có năng khiếu hát + Gáo viên cần nhiều thời gian theo dõi để nhận xét, đánh giá; học sinh cần nhiều thời gian để chuẩn bị, tập hát.

+ Giáo viên cần phải có hiểu biết và khả năng cảm thụ âm nhạc nhất định.

2. 4. 2. Vẽ tranh

Vẽ tranh là một giải pháp hấp dẫn giúp học sinh vừa cảm thụ được văn bản văn học, vừa được thực hiện những hoạt động mới lạ, thay đổi không khí học tập,

giải tỏa căng thẳng, tạo sự thoải mái, gần gũi giữa học sinh và giáo, giữa học sinh và học sinh.

Các thời điểm có thể chuyển thể văn bản văn học sang vẽ tranh: Trước, trong và sau khi học văn bản văn học.

Ví dụ 10: Các văn bản văn học có thể chuyển thể sang vẽ tranh: bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng), đoạn trích Việt Bắc (Việt Bắc - Tố Hữu), Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Chiều tối (Hồ Chí Minh), Đây thôn Vĩ Dạ

(Hàn Mặc Tử) (Phụ lục 3) - Ưu điểm:

+ Tạo không khí học tập mới mẻ, vui vẻ, thân thiện, hợp tác

+ Học sinh có cơ hội cảm thụ và thể hiện cảm xúc của cá nhân một cách khá tự do – vẽ những cảnh mình thích.

+ Tạo cơ hội cho những học sinh có năng khiếu vẽ thể hiện năng khiếu của bản thân.

+ Vẽ trong giờ học, giáo viên sẽ theo dõi được quá trình phác thảo của học sinh, nếu học sinh vẽ chưa chuyển tải được nội dung của văn bản thì giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để định hướng, như thế bắt buộc học sinh phải đọc lại văn bản, tìm những chi tiết, hình ảnh liên quan để vẽ cho đúng đối tượng được miêu tả. Như vậy, các em sẽ đọc văn bản nhiều lần hơn, và khả năng hiểu văn bản sẽ cao hơn.

- Hạn chế:

+ Giải pháp này sẽ gây khó khăn đối với những họ sinh không có năng khiếu vẽ

+ Nếu vẽ trước khi học văn bản văn học: học sinh vẽ tự do theo cảm nhận chủ quan của mình nên phần lớn tranh vẽ không đúng với các chi tiết, hình ảnh trong văn bản văn học. (Vẽ chuyển thể tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, các em đều vẽ cảnh người chồng đánh vợ ngay trên mép nước, như thế, những đứa con của họ đều chứng kiến cảnh này. Và như vậy là học sinh vẫn chưa cảm nhận được sự tinh tế và sự hi sinh của người đàn bà hàng chài).

+ Nếu giáo viên không khéo léo theo dõi, hướng dẫn, điều chỉnh việc vẽ của học sinh trong giờ dạy học văn bản đọc hiểu thì giờ học khó đạt mục tiêu vì học sinh vẽ chậm, vẽ sai ý tưởng, hoặc học sinh lo vẽ không nghe hướng dẫn của giáo viên.

+ Nếu vẽ sau khi học văn bản đọc hiểu thì có thể xẩy ra hiện tượng học sinh nhờ người khác vẽ giúp.

2. 4. 3. Giáo viên đọc diễn cảm hoặc kết hợp tóm tắt văn bản, giải thích những từ khó, những khái niệm trừu tượng cho học sinh nghe và hiểu

Theo kết quả điều tra 300 HS thì chỉ có10,2% thích nghe bạn đọc, có đến 89,8% thích giáo viên đọc, kể, tóm tắt văn bản văn học cho nghe. Thiết nghĩ, với thực trạng học văn bản văn học của HSDTTS như hiện nay thì việc giáo viên đọc mẫu, kể, tóm tắt văn bản văn học là một trong những giải pháp „nóng” để thu hút sự chú ý tập trung học tập của học sinh (trong lúc văn hóa đọc và năng lực đọc hiểu của học sinh DTTS vùng cao Kỳ Sơn đang còn ở giai đoạn manh nha như hiện nay), góp phần làm cho học sinh dễ cảm nhận được giá trị của văn bản văn học hơn.

Ví dụ 11: Với Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, học sinh đọc xong không hiểu gì vì văn bản này chủ yếu nói về thế giới Âm ti, nên giáo viên cần kết hợp đọc, giải thích để học sinh dễ hiểu bài hơn.

Ví dụ 12: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, giáo viên nhất thiết phải hướng dẫn học sinh tóm tắt truyện. Tất nhiên là số HSDTTS nhớ được cốt truyện Truyện Kiều là rất ít, thậm chí có lớp không có HSDTTS nào nhớ được câu chuyện này. Giải pháp khả quan nhất là giáo viên tóm tắt cốt truyện theo kiểu sơ đồ tư duy.

- Ưu điểm:

+ Học sinh rất thích thú, chăm chú lắng nghe + Học sinh dễ cảm nhận, dễ hiểu bài

+ Kéo những văn bản văn học cổ đến gần HSDTTS hơn. - Hạn chế:

+ Giải pháp này chiếm thời gian của tiết học rất nhiều.

+ Nếu lạm dụng giải pháp này thì cơ hội học sinh được đọc, được rèn luyện kĩ năng đọc sẽ ít đi.

+ Giải pháp này có thể tạo nên tâm lí ỷ lại, lười biếng cho học sinh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số (Trang 27 - 30)